Người đàn ông Singapore kể về khó khăn của vợ khi làm giáo viên mầm non

Công việc bận rộn khiến giáo viên khó cân bằng cuộc sống cá nhân, nhưng họ vẫn thường bị đánh giá thấp và bị phụ huynh trút giận.

Người đàn ông Singapore kể về khó khăn của vợ khi làm giáo viên mầm non

Là chồng của một giáo viên mầm non, Ismail Tahir chứng kiến những khó khăn mà vợ anh, Aliya đã trải qua trong sáu năm gắn bó với nghề từ năm 2013, theo Coconuts Singapore.

Trong một bài đăng trên Facebook đầu tháng 3, anh đáp trả những quan điểm tiêu cực mà một số phụ huynh hoặc nhà quản lý giáo dục thường nghĩ về giáo viên mầm non. Trái ngược với suy nghĩ giáo viên mầm non khá "nhàn", vợ Ismail và rất nhiều đồng nghiệp thực tế đang bỏ ra nhiều công sức hơn mức được yêu cầu. 

Ismail và Aliya đều làm việc trong ngành giáo dục, nhưng phục vụ các nhóm tuổi khác nhau. Ismail từng nghĩ công việc của mình ở cấp độ đại học là rất khó khăn, nhưng những gì được vợ chia sẻ hàng ngày khiến anh phải suy nghĩ lại.

Giáo viên mầm non dạy trẻ vẽ. Ảnh: Pixels

Giáo viên mầm non dạy trẻ vẽ. Ảnh: Pixels

Theo Ismail, hầu hết thời gian hai người ở bên nhau, Aliya luôn nghĩ về những đứa trẻ ở trường. Khi đi mua sắm, cô luôn bị cuốn hút bởi những món đồ dành cho lớp học. Thi thoảng, họ vô tình gặp phụ huynh và học sinh ở ngoài phố. Mỗi khi đứa trẻ nào đó nhận ra và hét lên "Chào cô Aliyaaaa!", vợ Ismail rất vui.

Nhà của Ismail giống một nhà sách thu nhỏ và khá lộn xộn với đủ thứ văn phòng phẩm như máy in, máy đục lỗ, băng dính, hồ dán, bút đánh dấu, giấy màu... Những thứ này dùng để trang trí góc học tập ở lớp hoặc là nguyên liệu cho bài tập thủ công của trẻ và không phải tất cả được mua bởi ngân sách trường học.

Nhiều giáo viên tự bỏ tiền túi do ngân sách nhà trường hạn hẹp hoặc thủ tục đề xuất mua văn phòng phẩm mất quá nhiều thời gian.

Nhiều tối, những giáo viên như Aliya có thể về nhà muộn vì phải ở lại soạn nốt chương trình của ngày hôm sau, hoặc phải giữ con cho một phụ huynh đến đón muộn.

Kế hoạch buổi tối của đôi vợ chồng thường bị phá hỏng bởi những lý do tương tự. "Đôi khi cô ấy phải hy sinh thời gian dành cho gia đình vào thứ bảy, bởi vì đó là ngày mà tất cả giáo viên đều rảnh để đi họp", Ismail viết.

Giờ ăn trưa, giáo viên mầm non thường không thể ra ngoài vì bọn trẻ có thể thức dậy bất cứ lúc nào. Họ ăn luôn những món được nấu cho trẻ, nhiều khi đói nhưng không dám ăn thêm vì sợ trẻ sẽ thiếu phần. 

Là giáo viên mầm non, Aliya kiêm cả nhiệm vụ của người dọn dẹp, nhà thiết kế lớp học, nhân viên sơ cứu... Những công việc hành chính thường được mang về nhà, bởi cô không đủ thời gian để làm ở trường khi quá bận rộn với việc chăm sóc trẻ.

Do vậy, không gian riêng ở nhà cũng có thể được xem là văn phòng làm việc thứ hai của cô. 

Đôi khi, vợ Ismail trở về nhà và buồn bã vì cách quản lý quá cứng nhắc của nhà trường khiến giáo viên khó linh hoạt trong công việc. Đôi khi, cô nhận được nhiều ý kiến hoặc đòi hỏi vô lý từ phụ huynh. Các bậc cha mẹ đã trải qua một ngày làm việc dài và mệt mỏi có thể tìm cách trút giận lên người đã chăm sóc con của họ từ 7h sáng. 

Giáo viên mầm non được yêu cầu cải thiện trình độ chuyên môn liên tục. Do đó, ngoài công việc bận rộn hàng ngày, họ còn tham dự nhiều khóa đào tạo để hiểu thêm về giáo dục sớm, trong khi vẫn phải đảm bảo thực hiện tốt vai trò của mình trong gia đình.

"Hoàn toàn không có sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống đối với các nhà giáo dục mầm non, nhưng họ vẫn bị chỉ trích là làm không đủ tốt. Nhiều phụ huynh không hề nghĩ đến sự hy sinh các giáo viên dành cho con cái họ", Ismail chỉ ra.

Anh nhắn nhủ phụ huynh rằng, lần tới khi họ đưa con tới trường từ 7h sáng và đón con rất muộn, quá giờ làm việc của giáo viên, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi nổi giận và đổ lỗi cho giáo viên vì một vết xước nhỏ trên tay con hay chai đựng nước bị nhầm với đứa trẻ khác. 

Bài đăng của Ismail nhận được sự quan tâm của hàng nghìn người trên Facebook.

Đa số đồng tình với những chia sẻ này, khen ngợi anh là người chồng tốt và biết cảm thông với vợ. Họ hy vọng ngày càng nhiều người tiếp cận được với bài viết để thấu hiểu những gì giáo viên mầm non phải đối mặt hàng ngày, đồng thời mong phụ huynh và giáo viên phối hợp cùng nhau để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho trẻ thơ. 

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.