TS. Junxin thuộc Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ và đồng hồ sinh học tại Đại học Johns Hopkins cùng đồng nghiệp đã tiến hành phân tích dữ liệu của 2.974 người độ tuổi từ 65 trở lên sinh sống tại Trung Quốc và tất cả những người này đều được tham gia các bài kiểm tra đánh giá về sự chú ý, trí nhớ phân đoạn, khả năng thị giác không gian thông qua các bài tập toán học, vẽ hình. C
ác đối tượng cũng được hỏi về thời gian ngủ trưa bao lâu, qua đó chia thành bốn nhóm: nhóm không ngủ trưa, nhóm ngủ ngắn (dưới 30 phút), nhóm ngủ vừa phải (từ 30-90 phút) và nhóm ngủ trưa mở rộng (trên 90 phút). Nghiên cứu cho thấy khoảng 57,7% người thuộc nhóm 3 có kết quả kiểm tra nhận thức tốt hơn 4-6 lần các nhóm còn lại.
Những người không ngủ trưa, ngủ trưa ít hay quá nhiều đều bị suy giảm chức năng nhận thức tương đương với tăng 5 tuổi. TS. Junxin cho biết: “Nghiên cứu này cho thấy một giấc ngủ vừa phải sau bữa ăn trưa giúp cải thiện chức năng nhận thức ở người cao tuổi”.