Tư thế ngồi này đặc biệt không tốt cho những người thể trạng yếu vì rất dễ gây chuột rút ở chân, nhất là khi ngồi lâu.
Xuất hiện thoái hóa khớp sớm
Thoái hóa thường gặp ở những người từ 40 - 60 tuổi do tuổi cao, tiền sử chấn thương khớp, bệnh sụn khớp bẩm sinh, khớp bị áp lực thường xuyên do nghề nghiệp hoặc do thể dục thể thao. Tuy nhiên hiện nay bệnh xuất hiện ở nhiều người trẻ mà nguyên nhân là do thường xuyên ngồi vắt chéo chân.
Khi ngồi ở tư thế này lâu chân bị chèn ép, phải chịu áp lực của chân còn lại theo thời gian dài làm cho trên đầu gối thoái hóa, bào mòn gây ra bệnh viêm khớp thoái hóa.
Tư thế ngồi đúng
Ngoài ra, khi ngồi vắt chéo chân, xương bánh chè sẽ cọ xát với các xương khác, gây đau vùng trước khớp gối. Đối với những người đã bị đau khớp gối, ngồi vắt chéo chân sẽ khiến cho các sụn thoái hóa bị đè và xoắn, làm bệnh nặng thêm. Do vậy, cần thay đổi thói quen này càng sớm càng tốt.
Tuần hoàn máu kém
Ngồi vắt chéo chân sẽ khiến máu ở chân bị đình trệ, làm mắt cá chân và chân bị phù nề. Do đó, cần xoa bóp nhẹ từ mắt cá lên đùi nhằm giảm nguy cơ tạo cục máu đông trong mạch máu ở chân.
Tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch
Ngồi vắt chéo chân làm cho chân bị chén ép, khí huyết không được lưu thông, tăng nguy cơ bị giãn tĩnh mạch, thậm chí còn gây ra phù thũng chân dưới, khó lành vết thương…
Ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản
Đối với nam giới, khi ngồi vắt chéo chân làm cho nhiệt độ bên trong chân và xung quanh bộ phận sinh dục tăng cao, ảnh hưởng tới sự hình thành của tinh binh.
Gây cong vẹo cột sống
Ngồi vắt chéo chân không chỉ làm chân đau sưng, giãn tĩnh mạch mà nguy hiểm hơn còn bị vẹo cột sống, đĩa đệm tổn thương… do tư thế ngồi không đúng kéo dài thường xuyên.
Tư thế ngồi đúng
Để tránh các tác hại của việc ngồi vắt chéo chân thường xuyên gây ra, tư thế ngồi giúp chân thư giãn tốt nhất là hai chân duỗi thẳng, đặt hai bàn chân tiếp xúc với nền nhà, bắp đùi vuông góc với cẳng chân.
Có thể điều chỉnh độ cao của ghế ngồi, lót thêm miếng gỗ kê chân hoặc chọn lựa vị trí ngồi sao cho hai chân được duỗi thẳng thoải mái như hướng dẫn. Nếu muốn thay đổi tư thế, có thể nhẹ đung đưa chân để tập thể dục trong ít phút, sau đó bắt nhẹ chân ở mắt cá.
Ngoài ra, đối với nhân viên văn phòng, thời gian làm việc phải ngồi lâu, kép dài thì ngoài tư thế chân, có thể điều chỉnh các vị trí khác trên cơ thể để hạn chế các tác hại đối với sức khỏe, giúp bạn sống khỏe hơn, như: Giữ vai ngay ngắn, ngồi thẳng lưng, xương chậu nghiêng nhẹ về phía trước, không cong cổ tay vì khi cong cổ tay khi gõ bàn phím thường xuyên sẽ gây chèn ép dây thần kinh ở cổ tay, là nguyên nhân của hội chứng ống cổ tay.