Nghiên cứu khoa học – Khơi nguồn cảm hứng

Nghiên cứu khoa học – Khơi nguồn cảm hứng

(GD&TĐ) - Xét ở một khía cạnh nhất định, có thể thấy, một trong những rào cản lớn làm cho giảng viên trong các trường đại học hiện nay chưa mặn mà với nghiên cứu khoa học (NCKH) lại bắt đầu từ những thủ tục.

Nghieân cöùu khoa hoïc ñem laïi nhieàu lôïi ích cho hoaït ñoäng giaûng daïy trong caùc tröôøng ÑH	AÛnh: T.Thanh
Nghiên cứu khoa học đem lại nhiều lợi ích cho hoạt động giảng dạy trong các trường ĐH Ảnh: T.Thanh

Lực cản

Theo ý kiến các giảng viên của một số trường đại học, hồ sơ xin tài trợ nghiên cứu khoa học hiện nay quá rườm rà và làm mất nhiều thời gian công sức. Chính điều này làm cho những người tâm huyết với nghiên cứu khoa học không có nhiều động lực để làm, còn nhiều giảng viên thì chỉ làm cho có. Và cũng chính cách quản lý cũ đã làm cho những kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng cao sau khi được nghiệm thu vẫn chỉ được “đóng gói và xếp vào góc tủ”. Điều đó làm cho nhiều nhà khoa học tâm huyết mất dần hứng thú, triệt tiêu dần động lực.

Tạo động lực cho NCKH

Để kích thích, tạo động lực cho giảng viên tích cực, chủ động tham gia NCKH, trước tiên cần đổi mới và hoàn thiện qui trình xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ, nhằm tạo môi trường thuận lợi để các nhà khoa học, giảng viên các trường đại học đề xuất các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp. Trong đó, cần xây dựng những hướng dẫn và trao đổi kinh nghiệm với đội ngũ giảng viên, các nhà quản lý về quá trình đề xuất, đăng ký đề tài; công khai hóa các chương trình nghiên cứu các cấp, tạo điều kiện để giảng viên có thể tiếp cận đến các đề tài nghiên cứu trong các chương trình này.

Bên cạnh đó, cần thể chế hóa việc công khai danh mục, nội dung và thông tin các đề tài các cấp của cơ sở đào tạo để các giảng viên có thông tin, lựa chọn và tham gia nghiên cứu. Đồng thời, cần hoàn thiện quy trình tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện đề tài  khoa học và công nghệ các cấp trên cơ sở cạnh tranh và công bằng nhằm thu hút các nhà khoa học có khả năng, có tâm huyết với hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và lựa chọn được các tổ chức và cá nhân có đủ trình độ, năng lực và các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được giao.

Việc xây dựng và hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin khoa học và công nghệ để hỗ trợ các nhà khoa học, giảng viên các trường đại học trong việc cung cấp thông tin về các đề tài khoa học và công nghệ, về các chuyên gia đầu ngành, về quản lý các đề tài khoa học và công nghệ... cũng rất quan trọng.

Một yếu tố không thể không nhắc đến là động viên, khuyến khích về vật chất và tinh thần để mỗi giảng viên tích cực tham gia NCKH. Thực tế, người làm công tác NCKH vốn là những người không đặt mục tiêu lợi ích về kinh tế của cá nhân, cũng như không đòi hỏi sự đãi ngộ, cầu vinh, mà họ đến với hoạt động NCKH xuất phát từ động lực cao quý, đến với ý thức trách nhiệm nghĩa vụ công dân với Tổ quốc, với lòng say mê nghề nghiệp... Nhưng rõ ràng khi có sự động viên khích lệ bằng vật chất, tinh thần sẽ là động lực để các giảng viên toàn tâm, toàn ý vào công tác NCKH, gắn bó nhiều hơn đối với công trình nghiên cứu của mình.

NCKH là một công việc đòi hỏi sự say mê và sáng tạo. Người làm công tác NCKH chỉ có thể cống hiến toàn tâm, toàn lực cho công trình nghiên cứu của mình khi được tạo điều kiện từ môi trường (cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo...) cùng với các cơ chế, chính sách phù hợp. Như vậy mới có thể tạo sự hứng thú cho người NCKH và mỗi nhà giáo mới thấy mình không “đơn độc” trong hoạt động NCKH.

Minh Tư

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ