Nghiên cứu hồi sinh “virus quái vật” thời cổ đại

Các nhà khoa học Mỹ đang chuẩn bị hồi sinh loài virus khổng lồ có niên đại 30.000 năm.

Nghiên cứu hồi sinh “virus quái vật” thời cổ đại

Các nhà khoa học Mỹ mới đây công bố, một loại virus khổng lồ được tìm thấy tại vùng đất băng giá ở Đông Bắc Nga sắp được hồi sinh.

Theo đó, các chuyên gia chuẩn bị “hồi sinh” loại virus quái vật mang tên Mollivirus sibericum - có niên đại lên tới 30.000 năm - được tìm ra bởi các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu Quốc gia Pháp.

Các chuyên gia đánh giá rằng, qua việc tìm hiểu tác hại của loại virus này, chúng ta sẽ có cơ hội hiểu hơn về các loại bệnh trong lịch sử loài người cổ đại.

Mollivirus sibericum có kích cỡ khoảng 0,6 micromet - gấp khoảng 100 lần virus thông thường.

Trong Kỷ yếu Viện hàn lâm khoa học (PNAS), các nhà nghiên cứu cho biết: “Những virus cổ đại được tìm thấy đầu tiên từ năm 2003 và chúng ta đã tìm thấy được 4 loại virus như thế. Chúng có sự khác biệt về cấu trúc, kích cỡ, độ dài đoạn gene và cả những vòng gene lặp”.

Các khoa học gia cũng cảnh báo rằng, hiện tượng Trái đất nóng lên có thể hồi sinh những loại virus cổ đại nguy hiểm, vốn được lưu giữ một cách hoàn hảo trong các vùng đất băng giá.

Để được đánh giá là "khổng lồ", các virus phải đạt chiều dài lên tới... 1/1.000 milimet.
Để được đánh giá là "khổng lồ", các virus phải đạt chiều dài lên tới... 1/1.000 milimet. 

Theo giáo sư Jean-Michel Claverie - trưởng nhóm nghiên cứu:“Chỉ cần một vài hạt virus là đủ để lây bệnh cho một vật chủ. Do đó, nếu không cẩn thận và có các biện pháp phòng hộ hợp lý, chúng ta có thể khiến loài người phải đối mặt với một chứng bệnh chưa từng xuất hiện trong y học hiện đại”.

Để dẫn chứng, Claverie đưa ra ví dụ vào năm 2004. Các nhà khoa học Mỹ đã làm sống lại loại virus “cúm Tây Ban Nha” - hứ đã giết chết hàng chục triệu người vào đầu thế kỷ XX. Họ đã thành công nhưng quá trình nghiên cứu phải đảm bảo quy trình an toàn vô cùng nghiêm ngặt.

Giáo sư Claverie và đồng nghiệp đang cố gắng hồi sinh loại virus cổ đại M. sibericum này, bằng cách đặt vào đó “vật chủ” là tế bào trùng amip đơn bào.

Ông cho biết, virus M. sibericum có cấu trúc gene phức tạp hơn rất nhiều so với virus hiện tại. Chúng có tới 500 gene khác nhau - là điều thường thấy ở các loài virus cổ đại. Ví dụ như Pandoravirus - virus cổ đại được tìm thấy vào năm 2003 - có tới 2.500 gene.

Pandoravirus được tìm thấy vào năm 2003 với 2.500 gene khác nhau.
Pandoravirus được tìm thấy vào năm 2003 với 2.500 gene khác nhau. 

Dự án này đang được thực hiện tại phòng thí nghiệm an ninh thuộc Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC).

Theo Trí Thức Trẻ/Dailymail

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đôi dép lốp của ông

Đôi dép lốp của ông

GD&TĐ - Hồi bé, tớ hay được sang nhà ông bà ngoại chơi (vì nhà ông bà ở ngay gần nhà), tớ thấy ông ngoại có đôi dép trông rất lạ, màu đen, hơi cũ, cổ xưa.

Ông Mohamed al-Bashir được bổ nhiệm làm người đứng đầu Chính phủ chuyển tiếp ở Syria.

Mỹ sẽ theo quyết định của Israel?

GD&TĐ - Đoàn Mỹ vừa đến Syria hội đàm với người đứng đầu chính phủ chuyển tiếp Damascus, người Mỹ từng treo giải thưởng 10 triệu đô la cho đầu ông này.