Lý do là thời gian nghỉ thai sản không đóng BHXH bắt buộc nên không được tính (kế toán nói thực hiện theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số: 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 30/12/2011). Như vậy có đúng không?(tanmythu@gmail.com)
* Trả lời: Theo Điều 2 Nghị định số: 54/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 “Về chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo” quy định: Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên như sau: Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.
Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên như sau: Thời gian giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục; Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên.
Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên gồm: Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu; Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên; Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Căn cứ vào quy định nêu trên thì thời gian nghỉ thai sản bình thường theo quy định vẫn được tính hưởng phụ cấp thâm niên. Tuy nhiên, nếu có thời gian nghỉ vượt quá sẽ không tính thời gian nghỉ vượt quá.
Mọi ý kiến thắc mắc về chế độ chính sách đối với nhà giáo, bạn đọc gửi về chuyên mục Hộp thư bạn đọc - Báo Giáo dục & Thời đại: 29B, Ngô Quyền (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Email: bandocgdtd@gmail.com.