Nghe nhạc của Mozart giúp tăng chức năng của não

Theo một nghiên cứu mới, nghe nhạc của Mozart có thể giúp tăng cường chức năng của não.
Nghe nhạc của Mozart giúp tăng chức năng của não

Những người nghe nhạc cổ điển thường có sự gia tăng hoạt động sóng não liên quan đến trí nhớ, sự hiểu biết và giải quyết vấn đề.

Tuy nhiên, với nhạc của Beethoven thì lại không tìm thấy được sự thay đổi hay tác động vào não như khi họ nghe nhạc Mozart.

Ghi điện não đồ được thực hiện trước và sau khi họ nghe "L"allegro con Spirito" – Bản Sonata 2 Piano cung Rê Trưởng K449 của Mozart và tương tự với Fur Elise của Beethoven. Có ba nhóm được tạo thành, nhóm một gồm 10 thanh niên khỏe mạnh có độ tuổi trung bình là 33 (còn gọi là người lớn), 10 người già khỏe mạnh có độ tuổi trung bình 70, và 10 người cao tuổi có suy giảm nhận thức nhẹ với độ tuổi trung bình là 77.

Để nghiên cứu việc này, các nhà nghiên cứu sử dụng máy đo điện não đồ để ghi lại hoạt động điện của não bộ người tham gia. Các nhà nghiên cứu từ Đại Học Sapienza Rome, cho biết: "Những kết quả này cho thấy thực tế rằng âm nhạc của Mozart có thể "kích hoạt" mạch thần kinh vỏ não liên quan đến chức năng chú ý và nhận thức".

"Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự gia tăng sức mạnh alpha và chỉ số hoạt động nền ở cả người lớn và người khỏe mạnh sau khi nghe K448 của Mozart, một mô hình hoạt động sóng não liên quan đến trí thông minh (IQ), bộ nhớ, nhận thức và khả năng giải quyết vấn đề".

Khoa học chứng minh: Nghe nhạc của Mozart giúp tăng chức năng của não là thật - Ảnh 2

Không có sự thay đổi trong hoạt động sóng não được tìm thấy ở người lớn và người gia sau khi nghe nhạc của Beethoven. Dựa vào đó có thể khẳng định kết quả này là sự ảnh hưởng của bản Sonata của Mozart và không phải là hệ quả của việc nghe nhạc nói chung.

"Các kết quả sơ bộ cho phép chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng âm nhạc của Mozart có thể kích hoạt mạch thần kinh vỏ não liên quan đến chức năng chú ý và nhận thức không chỉ ở người trẻ tuổi, mà còn ở người cao tuổi khỏe mạnh" – người đứng đầu nghiên cứu cho biết.

Theo ĐSPL
Cuộc thi vẽ tranh 'Những sắc màu cuộc sống' được tổ chức thường niên từ năm 2022. Ảnh: Bình Thanh

Sắc màu cuộc sống từ con mắt trẻ thơ

GD&TĐ - Cuộc thi vẽ tranh 'Những sắc màu cuộc sống' vừa được Alfred Nobel School phối hợp với Ban vận động Mỹ thuật và Ngoại giao văn hóa Việt Nam tổ chức.
Nghi thức đốt hạc giấy tại chùa Daisho-in.Origami vì hòa bình ở Hiroshima 2.

Origami vì hòa bình ở Hiroshima

GD&TĐ - Theo một truyền thuyết cổ xưa của Nhật Bản, người nào gấp được một nghìn hạc giấy Origami thì điều ước của họ sẽ thành hiện thực.
Lầu Năm Góc phát hiện tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao ở các phi công quân sự. Ảnh minh họa.

Nguy cơ mắc ung thư trên máy bay

GD&TĐ - Bác sĩ da liễu, Tiến sĩ Joyce Park, tại Washington (Mỹ), gần đây đã chia sẻ một nguy cơ ung thư da ít được biết đến. Đó là đi máy bay.