Thôn An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ, TP. Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) nổi tiếng với nghề hấp cá cơm với tuổi đời hàng chục năm. Vào mùa cá cơm, trung bình mỗi ngày 1 lò ở đây hấp khoảng 4 tấn cá. |
Cá cơm tươi vừa được thu mua từ các tàu đánh bắt trong vùng được những người phụ nữ rửa sạch sẽ và được cho cẩn thận vào khay để hấp. |
Lao động ở những lò hấp cá được chia làm 3 nhóm gồm làm việc theo tháng, theo ngày và tính theo giờ. Mỗi giờ, những phụ nữ ở đây được chủ trả từ 25.000 đồng đến 30.000 đồng. |
Cá cơm tươi sau khi được phân loại lần đầu sẽ được đưa vào lò để hấp. |
Người lao động làm việc từ 6 giờ sáng đến chiều, tranh thủ trời nắng để phơi cá phục vụ các đơn hàng. Mùa hấp và phơi cá nhộn nhịp nhất là vào độ từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch hằng năm. |
Theo bà Nguyễn Thị Liêu - chủ lò hấp, những con không đạt yêu cầu được loại ra, đồng thời thương thảo với người mua về giá cá khô. Hiện tại 1 giá cá cơm khô dao động ở mức hơn 50.000 đồng/ký. Một chủ lò khác cho biết, ở lò của bà 6 tấn cá tươi, sau khi phơi khô sẽ thu về được 2 tấn cá khô. |
Cá cơm thành phẩm trong đó có cả loại 1 nắng được chọn lựa theo tiêu chí của thương lái: đẹp, không quá khô hoặc được loại bỏ phần đầu. Sau đó đóng gói và xuất đi các tỉnh tây nguyên như Gia Lai; Đăk Lăk hoặc xuất đi các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia... |
Ông Nguyễn Hoài Thanh - Chủ tịch UBND xã Tịnh Kỳ cho biết, nghề hấp cá cơm đóng góp lớn vào phát triển kinh tế địa phương, nâng cao giá trị thủy sản sau khi đánh bắt. Ngoài muối mắm, cá cơm được hấp, phơi khô bán cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Trên địa bàn xã có khoảng 15 cơ sở hấp cá cơm, mỗi cơ sở giải quyết từ 15 đến 20 lao động tùy vào quy mô. Về lâu dài, chính quyền xã Tịnh Kỳ đã kiến nghị với các cấp, mở các khu làng nghề để tập trung duy trì phát triển ngành nghề nhằm giải quyết việc làm đồng thời giải quyết đầu ra cho sản phẩm sau khai thác cho ngư dân. |