Phát huy tư duy sáng tạo của học sinh
Nói về đề thi này, cô Trần Thị Hồng Hạnh – giáo viên dạy môn Ngữ văn – TrườngTHCS Lý Nhật Quang (huyện Đô Lương, Nghệ An) đánh giá đề thi Ngữ văn vào lớp 10hay, bám cấu trúc, sát đối tượng vừa kiểm tra kỹ năng kiến thức, vừa phát huyđược khả năng tư duy sáng tạo và vốn am hiểu thực tiễn của học sinh.
Trong đó, phần đọc hiểu, đoạn trích Chập chờn lau sậy củanhà văn Nguyễn Ngọc Tư là một đoạn văn hay. Qua đó, gợi cho học sinh liên tưởng,cảm nhận về những giá trị tốt đẹp, những khoảnhkhắc tốt đẹp trong cuộc sống.
Ở phần nghị luận xã hội, đề yêu cầu học sinh viết về đại dịch Covid cũng không phải là một câu hỏi có tính thời sự, không quá bất ngờ, là chủ đề được ôn tập nhiều trong năm học. Riêng với phần làm văn, đây là một tác phẩm tiêu biểu. Tuy nhiên, để có thể có điểm cao đòi hỏi năng lực cảm thụ của học sinh.
Cô Trần Thị Hồng Hạnh cũng cho rằng, đề này để lấy điểm đại trà không quá khó. Nhưng, để đạt được điểm cao học sinh cần có tư duy lập luận, logic chặt chẽ, khả năng tích hợp liên hệ từ thực tiễn và hiểu biết, vốn sống của bản thân. Từ đó có đánh giá cảm nhận, sâu sắc tích cực.
Dễ nhầm lẫn yêu cầu trọng tâm đề ra
Cùng đánh giá, thầy Hồ Bảo Trung (GV Ngữ văn Trường THCS Nghĩa Hội, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) cho rằng đề thi Ngữ văn vào lớp 10 THPT năm nay hay và phân loại được học sinh. Trong đó, ý cuối của câu đọc hiểu mang tính phân loại cao.
Nội dung đoạn trích mang tính triết lý, suy ngẫm, trong khi đó tư duy của học sinh lớp 9 chưa sâu sắc, còn hạn chế. Để trả lời hoàn chỉnh câu hỏi này là rất khó, trừ những em thực sự thông minh, có kiến thức xã hội, văn học dày dặn. Còn đa số học sinh mới đọc qua ngữ liệu sẽ khó hiểu tường tận.
Câu nghị luận xã hội cũng là câu tìm học sinh giỏi. Mặc dù về vấn đề nói dịch Covid, nhưng học sinh sẽ dễ nhầm lẫn về yêu cầu trọng tâm của đề. Cụ thể, câu hỏi này yêu cầu từ một hiện tượng xã hội để bàn luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý. Tuy nhiên, học sinh sẽ dễ hướng bài làm sang phân tích hiện trạng xã hội từ những gì được chứng kiến hàng ngày, nguyên nhân, giải pháp và vai trò ý nghĩa. Thầy Trung cho rằng, với câu hỏi này, sẽ rất ít học sinh đạt điểm tối đa.
Với câu nghị luận văn học, thầy Hồ Bảo Trung cho rằng, đề đưa ra 2 khổ thơ nằm giữa bài thơÁnh trăng của Nguyễn Duy không bất ngờ. Yêu cầu cảm nhận đối với học sinh cũng đã được làmquen nhiều. Các dấu hiệu, tín hiệu nghệ thuật trong 2 khổ thơ này cũng khôngkhó nhận biết.
Về vấn đề ở ngay 2 câu hỏi đầu tiên đã mang tính phân loại,phân loại cao, nhiều giáo viên môn ngữ văn tại Nghệ An cho rằng có thể gâyảnh hưởng tâm lý làm bài của thí sinh. Tuy nhiên, trong quá trình ôn tập ở trường,thầy cô cũng thường xuyên nhắc nhở các em phân bố thời gian làm bài hợp lý. Nhữngvấn đề khó hoặc không nắm rõ thì bỏ qua, làm ngắn gọn để tập trung làm câu hỏichiếm nhiều điểm hơn. Hiện chưa công bố đáp án chính thức của Sở GD&ĐT, nhưnggiáo viên Nghệ An nhận định, với đề thi này khả năng có nhiều bài làm đạt điểmkhá, nhưng bài điểm giỏi sẽ rất hiểm.