Nghệ An: Bước đột phá của Na Xái trong xóa nghèo

GD&TĐ - Bản Na Xái, xã Liên Hợp, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) trước đây được biết đến là bản nghèo của xã, thế nhưng với sự quyết tâm của chính quyền và người dân trong việc cải tạo đất sản xuất kết hợp chăn nuôi, cuộc sống người dân ngày càng đổi thay. 

Na Xái, xã Liên Hợp, Quỳ Hợp đã có hơn 12ha lúa nước, với sản lượng vụ vừa qua đạt 61 tạ/ha.
Na Xái, xã Liên Hợp, Quỳ Hợp đã có hơn 12ha lúa nước, với sản lượng vụ vừa qua đạt 61 tạ/ha.

Đã có nhiều hộ dân thoát nghèo vươn lên làm giàu từ các mô hình trồng lúa nước và chăn nuôi tập trung theo hướng hàng hóa.

Nâng cao sản lượng lúa nước

Na Xái là bản người Thái ở xã Liên Hợp (huyện Quỳ Hợp). Cuộc sống người dân phụ thuộc vào canh tác lúa rẫy nên luôn đối diện với cảnh thiếu lương thực quanh năm. Để giúp người Thái ở Na Xái thoát cảnh nghèo đói, năm 2010, Đảng ủy xã Liên Hợp ban hành Nghị quyết về việc thay đổi phương thức sản xuất, tăng cường khai hoang các diện tích đất gần khe, suối và đưa giống lúa có năng suất cao về canh tác. Qua một chặng đường dồn sức triển khai, đến nay người dân nơi đây bắt đầu thay đổi tư duy sản xuất, đáng nói trong lao động sản xuất vươn lên thoát nghèo đã xuất hiệnnhiều điển hình tiêu biểu.

Kể về câu chuyện thoát nghèo, anh là Lương Văn Vĩnh (SN 1983) chia sẻ: Sau khi lập gia đình vợ chồng anh luôn phải đối diện với khó khăn, đất sản xuất thiếu, mọi sinh kế đều bế tắc. Cho đến khi gia đình anh được sự hỗ trợ của chính quyền xãcho thuê 5 sào đất ven khe Kị ngăn bờ giữ nước trồng lúa, cán bộ nông nghiệp xã hướng dẫn cách chăm bón và tư vấn đưa giống lúa Thiên Ưu về gieo trồng. Với 5 sào lúa mỗi vụ, gia đình anh thu nhập hơn 1,5 tấn không những đảm bảo lương thực dùng, còn dư ra để làm thức ăn chăn nuôi thêm lợn gà…

 

Theo anh Vĩnh, ở bản Na Xái hiện nay, nhiều gia đình đã tiên phong xin thầukhoán những vùng đất khó bạc màu để cải tạo trồng lúa, và các loại cây ăn quả khác nên cuộc sống ngày càng khấm khá, nhiều hộ mua được máy cày, mua ô tô phục phụ sản xuất…

Ông Lương Xuân Hương,Bí thư Chi bộ bản Na Xái phấn khởi cho biết: Không chỉ biết trồng lúa mà người dân đã biết thâm canh để tăng năng suất sản lượng. Vụ mùa vừa qua, trung bình mỗi ha trồng lúa của Na Xái cho thu hoạch gần 61 tạ thóc. Đây là một kỳ tích ở nơi “đất mỏng, đá dày” này. Giờ đây, toàn bản Na Xái đã có thêm gần 12ha ruộng nước, tăng gần gấp đôi so với 5 năm trước.

Điều mà vị Bí thư chi bộ tâm đắc đó là, người dân ngoài biết thâm canh cây lúa và chọn cây trồngvật nuôi phù hợpcòn biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như, mua máy cày, máy tuốt nên người dân Na Xái thực sự làm chủ trên thửa ruộng của mình

Đổi mới cách làm kinh tế

Bí thư Chi bộ bản Lương Xuân Hương trao đổi về cách thức chăn nuôi mới với hộ dân.

Bí thư Chi bộ bản Lương Xuân Hương trao đổi về cách thức chăn nuôi mới với hộ dân.

Anh Lê Quang Trung (SN 1983) cùng vợ chị Lữ Thị Hà (SN 1985) được xem là điển hình trong thay đổi tư duy sản xuất để người dân học hỏi. Để thoát nghèo vợ chồng đã manh dạn vay vốn để chăn nuôi trâu bò.Tuy nhiên, cải cách chăn nuôi bò của gia đình anh lại khác với nhiều hộ, không chăn thả tự nhiên theo tập quán mà chăn nuôi theo cách bán công nghiệp (nuôi nhốt).

Để thực hiện cách làm này, vợ chồng phải hỏi nhiều nơi, nhờ cán bộ thú y tư vấn cách phòng chống dịch bệnh cho bò. Chị Lữ Thị Hà chia sẻ: Lúc đầu chỉ nuôi một hai con, thấy có lợi nhuận nên đã vận động chồng dựng thêm chuồng trại để tăng số lượng bò. Ngoài kinh nghiệm thực tế, hai vợ chồng thường xuyên lên mạng để tìm hiểu về kiến thức chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh cho bò… Nhờ vậy, 12 con bò và 6 con lợn thịt của gia đình được tiêm phòng đầy đủ, mùa đông được che chắn an toàn.

Bình quân mỗi năm, vợ chồng anh Trung xuất chuồng 3 con bò, 2 lứa lợn để có vốn quay vòng sản xuất. Số tiền tích góp được, anh chị đầu tư một chiếc xe bán tải nhỏ để vận chuyển vật liệu xây dựng cho người dân trong vùng. Nhờ vậy mà nhiều năm qua, gia đình anh trở thành điểm sáng trong làm ăn kinh tế của bản làng.

Bí thư Đảng ủy xã Liên Hợp ông Lương Minh Quang cho biết:Cho dù Na Xái không được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên, cuộc sống của bà con đã từng bị bó hẹp trong khuôn khổ của những tập tục lạc hậu, nhưng những năm gần đây, cùng với sự quan tâm của các cấp ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương cuộc sống của bà con nhờ vậy đã có nhiều khởi sắc.

Tính đến thời điểm hiện tại, thu nhập bình quân của người dân đã đạt gần 20 triệu đồng/người/năm, trong đó, có 20 hộ đã vươn lên mức khá giả. Điều quan trọng hơn đó là người dân đã thay đổi tư duy sản xuất, đổi mới cách nghĩ, cách làm, hăng say lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sóng nước biển Đông. Ảnh: Bình Thanh

Gửi tới Trường Sa

GD&TĐ - Trong những ngày đầu tháng Tư, mẹ bắt đầu chuyến công tác xa nhà dài ngày, nửa tháng trước, mẹ đã thông báo tới chúng con đôi điều về chuyến công tác.
Minh họa/INT

Tuyến yên và bệnh lý liên quan

GD&TĐ - Tuyến yên là tuyến rất nhỏ, nằm ở vị trí kín đáo và được bảo vệ rất cẩn thận trong hộp sọ chắc chắn.
Phòng tuyến Ukraine đang dần sụp đổ

Phòng tuyến Ukraine đang dần sụp đổ

GD&TĐ - Thiếu trang thiết bị và nhân lực, lực lượng Kiev dường như đang dần sụp đổ về nhiều mặt, trong khi Nga đang tăng tốc các hoạt động trên bộ mỗi ngày.