Ngành GD&ĐT mít tinh hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường năm 2024

GD&TĐ - Ngày 7/6, lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và tháng hành động vì môi trường của ngành Giáo dục diễn ra tại Trường ĐH Nha Trang, Khánh Hòa.

Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và tháng hành động vì môi trường của ngành Giáo dục năm 2024. (Ảnh: NTU)
Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và tháng hành động vì môi trường của ngành Giáo dục năm 2024. (Ảnh: NTU)

Tham dự lễ mít tinh có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc; đại diện các Sở GD&ĐT Khánh Hoà, Phú Yên, Đắk Lắk, Ninh Thuận; ban lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Nha Trang; ban giám hiệu của 10 trường THPT có đội đạt giải và 10 đội học sinh thi đạt giải chung kết Môi trường xanh 2024.

Các đại biểu tham dự lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và tháng hành động vì môi trường của ngành Giáo dục năm 2024. (Ảnh: NTU)

Các đại biểu tham dự lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và tháng hành động vì môi trường của ngành Giáo dục năm 2024. (Ảnh: NTU)

Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ cấp bách

Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường của ngành Giáo dục là một sự kiện thường niên quan trọng; nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các em học sinh, sinh viên, các thầy, cô giáo và toàn thể cộng đồng về bảo vệ môi trường tiến đến sự phát triển bền vững.

Chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2024 được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) lựa chọn là “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá”.

Chương trình nhằm kêu gọi các quốc gia trên thế giới cùng chung tay hướng tới những mục tiêu phục hồi đất đai, chống sa mạc hóa và khả năng chống hạn, làm chậm quá trình biến đổi khí hậu, bảo vệ tự nhiên, tăng cường sinh kế và an ninh lương thực cho hàng tỷ người trên toàn thế giới, chú trọng các giải pháp hiệu quả và mạnh mẽ để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường một cách tổng thể với khẩu hiệu là “Bảo vệ môi trường và giảm nhẹ tác động biến đổi khí hậu”.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: NTU)

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: NTU)

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết, theo Công ước của Liên Hợp Quốc về chống sa mạc hóa, có tới 40% diện tích đất đai trên hành tinh bị suy thoái, ảnh hưởng trực tiếp đến một nửa dân số thế giới và đe dọa khoảng một nửa nền kinh tế toàn cầu.

Tần suất và thời gian hạn hán đã tăng 29% kể từ năm 2000; nếu không có hành động khẩn cấp, hạn hán có thể ảnh hưởng đến hơn 3/4 dân số thế giới vào năm 2050.

Phục hồi đất là một trong những mục tiêu chính trong Thập kỷ Phục hồi Hệ sinh thái của Liên Hợp Quốc (2021-2030), thông qua các chính sách, sáng kiến và tham gia cơ chế hợp tác toàn cầu, khu vực để bảo vệ và hồi sinh các hệ sinh thái trên toàn thế giới nhằm đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững.

Hiện nay, cuộc sống phát triển ngày càng hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, đối lập với nó là tình trạng ô nhiễm môi trường có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp.

Do đó, bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội. Muốn giải quyết thành công bài toán ô nhiễm môi trường, phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững, trước hết cần bắt đầu bằng việc giáo dục, nâng cao ý thức, nhận thức về môi trường, bảo vệ môi trường cho mỗi người dân, cộng đồng, ngay từ những lứa tuổi, cấp học nhỏ nhất.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc (bìa phải) trao giấy chứng nhận cho các đội đạt giải cao trong cuộc thi Môi trường xanh 2024. (Ảnh: NTU)

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc (bìa phải) trao giấy chứng nhận cho các đội đạt giải cao trong cuộc thi Môi trường xanh 2024. (Ảnh: NTU)

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”do Bộ GD&ĐT phát động được các trường học trong cả nước hưởng ứng tích cực thông qua nhiều hoạt động như: tuyên truyền, thông tin về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng; tuyên truyền về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; tuyên truyền về nếp sống sạch, giữ gìn vệ sinh; các phong trào xanh - sạch - đẹp, xanh hoá nhà trường, các cuộc thi văn nghệ, sáng tác tranh cổ động, thi viết, thi vẽ về chủ đề bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, ...

Thứ trưởng đưa ra một số nhóm giải pháp để tuyên truyền, vận động cộng đồng nâng cao ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới phát triển bền vững, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới và Tháng hành động vì môi trường,

Theo đó, cần tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, giảng viên, giáo viên, sinh viên và học sinh đối với công tác bảo vệ môi trường; nâng cao nhận thức về việc sống thân thiện với môi trường, giảm thiểu áp lực ngày càng gia tăng đối với các hệ sinh thái tự nhiên của Trái Đất; tuyên truyền các mô hình điển hình ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc phục hồi đất đai, chống hạn hán và sa mạc hóa.

Trường Đại học Nha Trang ký kết với một số đơn vị trong việc thực hiện các biện pháp giáo dục, tuyên truyền và hoạt động bảo vệ môi trường. (Ảnh: NTU)

Trường Đại học Nha Trang ký kết với một số đơn vị trong việc thực hiện các biện pháp giáo dục, tuyên truyền và hoạt động bảo vệ môi trường. (Ảnh: NTU)

Thứ trưởng kêu gọi các thầy cô giáo, các em học sinh, sinh viên tích cực tham gia các hoạt động thiết thực, có ý nghĩa, từ những hành động nhỏ nhất như tiết kiệm năng lượng, nước, quản lý rác thải, cải thiện môi trường không khí và giữ gìn vệ sinh môi trường nhằm rèn luyện ý thức và thay đổi hành vi của học sinh, sinh viên về bảo vệ môi trường.

Từ đó, lan tỏa tới cả cộng đồng, góp phần bảo vệ môi trường và giảm nhẹ tác động biến đổi khí hậu hướng tới phát triển bền vững, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng đề nghị cần phát hiện, biểu dương, khen thưởng và động viên kịp thời cá nhân, đơn vị có nhiều thành tích đóng góp hiệu quả, thiết thực trong hoạt động bảo vệ môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên của đất nước.

Thầy cô, học sinh, sinh viên chung tay

GS.TS Trang Sĩ Trung, Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang cho biết, những năm qua, Đảng uỷ, Hội đồng trường, Ban Giám hiệu luôn chú trọng và quan tâm việc giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho sinh viên, người học, giảng viên, cán bộ, viên chức, người lao động tại trường.

Nhiều hoạt động hiệu quả, thiết thực được nhà trường tổ chức, như: Cuộc thi Môi trường xanh; tổ chức hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường với chủ đề về Năng lượng, môi trường và biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng hiệu quả tại trường học.

Đội ngũ giảng viên, sinh viên không ngừng đổi mới sáng tạo trong hoạt động học tập, nghiên cứu, giảng dạy để tạo ra các sản phẩm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, chống biến đổi khí hậu.

GS.TS Trang Sĩ Trung, Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang phát biểu tại lễ mít tinh. (Ảnh: NTU)

GS.TS Trang Sĩ Trung, Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang phát biểu tại lễ mít tinh. (Ảnh: NTU)

Nhân dịp lễ Mít tinh hưởng ứng ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2024 của ngành Giáo dục, GS.TS Trang Sĩ Trung kêu gọi sự đồng hành và chung tay của các đơn vị trường THPT, trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà trong công tác xây dựng môi trường sạch đẹp; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; đề xuất các mô hình và giải pháp nhằm ứng phó, tăng cường khả năng thích ứng với hạn hán, phục hồi đất bị suy thoái, bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Ngay sau lễ phát động, các đại biểu đã tham quan các sản phẩm của cuộc thi Môi trường xanh năm 2024, tham dự các hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường do Trường Đại học Nha Trang tổ chức.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.