Ngành GD-ĐT và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đồng hành đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ

GD&TĐ - Ngày 8/10, tại trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã diễn ra Hội nghị tổng kết chương trình phối hợp số 642/Ctr-BGDĐT -TWĐTN ngày 1/9/2016 giữa ngành GD& ĐT và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh dự Hội nghị.

Các tập thể nhận Bằng khen đạt thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các chương trình phối hợp giữa ngành GD-ĐT và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020.
Các tập thể nhận Bằng khen đạt thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các chương trình phối hợp giữa ngành GD-ĐT và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020.

Nhiều hoạt động ý nghĩa thu hút SV tham gia

Theo đó, hằng năm Bộ GD-ĐT đã cụ thể hoá các nội dung, chỉ đạo công tác Đoàn Hội trong các văn bản như: chỉ thị về nhiệm vụ năm học hằng năm; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác HSSV, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các vụ bậc học... TW Đoàn căn cứ vào chủ trương chương trình của Bộ GD-ĐT xây dựng cụ thể hoá thành các nội dung hoạt động trong chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học.

Hai ngành thường xuyên trao đổi, kịp thời đăng tải, cập nhật thông tin phối hợp triển khai hoạt động trên cổng thông tin điện tử, báo chí và phương tiện thông tin của mỗi ngành. Hai ngành đã phối hợp xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chỉ thị, quyết định của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và các văn bản liên quan để chỉ đạo thực hiện, cụ thể hóa các nội dung của chương trình phối hợp.

Sinh viên tham gia Tiếp sức mùa thi năm 2020 tại TP.HCM. Ảnh minh họa
Sinh viên tham gia Tiếp sức mùa thi năm 2020 tại TP.HCM. Ảnh minh họa

Cụ thể như, hai ngành đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa thu hút rất đông HSSV tham gia.

Từ năm 2016-2020, Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với gần 1,6 triệu HSSV tham gia.

Qua 3 năm thực hiện có hơn 1.3 triệu lượt thí sinh đến từ 4.000 trường tham gia cuộc thi Olympic các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Cuộc thi Tìm hiểu lịch sử văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” qua 3 năm triển khai có 10 triệu thí sinh đến từ hơn 2.000 trường THPT, trung tâm GDTX của 63 tỉnh, thành tham dự... 

Bên cạnh đó, hoạt động học tập, sáng tạo, NCKH, nâng cao năng lự tiếng Anh, ứng dụng CNTT và hội nhập quốc tế cho HSSV cũng đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Các sinh viên xuất sắc nhận giải thưởng Sinh viên NCKH năm 2019. Ảnh minh họa Vân Anh
Các sinh viên xuất sắc nhận giải thưởng Sinh viên NCKH năm 2019. Ảnh minh họa Vân Anh

Bộ GD-ĐT và Trung ương Đoàn phối hợp chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho HSSV được thực hiện thông qua đề án Hỗ trợ HSSV khới nghiệp đến năm 2025. Nội dung này đã được nhiều đơn vị trường học cụ thể hóa với nhiều cuộc thi, diễn đàn... tạo môi trường, sân chơi để cho HSSV tham gia.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nội dung phối hợp ở giai đoạn 2020-2025

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho rằng, trong giai đoạn vừa qua, Đoàn Thanh Niên, Bộ GD-ĐT luôn có sự đồng hành và cùng chung một mục tiêu là giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, để thế hệ trẻ phát triển toàn diện, trở thành người chủ tương lai thực sự của nước nhà, kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh phát biểu tại hội nghị
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh phát biểu tại hội nghị

Thứ trưởng Ngô Thị Minh điểm qua một số kết quả nổi bật như về công tác giáo dục chính trị, bồi dưỡng khát vọng niềm tin lý tưởng, đạo đức, lối sống cách mạng cho HSSV; Đoàn TNCS đã cùng với ngành GD-ĐT chủ trì nhiều các hoạt động ý nghĩa, các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động truyền thống, chào mừng các ngày lễ lớn quan trọng của đất nước.

Các hoạt động, hội thi với sự phối hợp giữa hai ngành đã thu hút rất đông HSSV tham gia và có những hiệu quả. Công tác cùng phối hợp để điều chỉnh các chính sách phù hợp.

Cùng phối hợp đẩy mạnh phong trào thi đua đổi mới sáng tạo trong học tập, giảng dạy sâu rộng trong toàn ngành.  Giáo dục HSSV sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội thông qua nhiều phong trào, hoạt động tình nguyện cụ thể, hiệu quả...

Bên cạnh biểu dương những kết quả đạt được trong giai đoạn vừa qua, Thứ trưởng Ngô Thị Minh cũng đặt ra những vấn đề còn tồn tại trong giai đoạn vừa qua.

Qua đó, Thứ trưởng cũng định hướng và gợi mở một số vấn đề để các đại biểu cùng trao đổi, thống nhất nhằm bổ sung hoàn thiện thêm các nội dung của chương trình phối hợp trong giai đoạn 2020-2025 sắp tới như: Cần cụ thể hóa, thiết thực hơn chương trình, kế hoạch đã kí kết giữa hai ngành.

Các cấp ủy, các đơn vị cần quan tâm sâu sát hơn đến công tác Đoàn. Đối với người trẻ cần “tin, giao, tạo, cổ”, nghĩa là tin tưởng và mạnh dạn, giao nhiệm vụ, tạo điều kiện để họ phát huy và cổ vũ, động viên, khích lệ để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, cần làm rõ vai trò tham mưu của cán bộ Đoàn trong các cơ sở GD, trong đơn vị công tác. Từ công tác tham mưu, để có văn bản chỉ đạo sâu sát của địa phương, cơ sở thì sự phối hợp của hai ngành sẽ đạt cao hơn. Qua trình tham mưu phải hướng đến mô hình hay, chất lượng.

Các tập thể có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện chương trình phối hợp giữa ngành GD-ĐT và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhận bằng khen của Trung ương Đoàn
Các tập thể có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện chương trình phối hợp giữa ngành GD-ĐT và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhận bằng khen của Trung ương Đoàn

Cần cụ thể hóa hoạt động trải nghiệm cần được cụ thể hóa, hướng đến phát triển năng lực, phẩm chất của người học, các hoạt động này cần bám với chương trình GDPT mới.

Ngoài ra, vấn đề về chế độ chính sách, công tác tuyển dụng với cán bộ công tác Đoàn, Đội ở các nhà trường cũng cần được lưu tâm, có những kiến nghị để điều chỉnh phù hợp. 

Thứ trưởng Ngô Thị Minh cũng cho rằng, sự phối hợp giữa hai ngành có hiệu quả nhưng phải có những tác động, để tạo đồng hành, phối hợp của các ngành khác làm sao đảm bảo lợi ích cho đoàn viên, thanh niên, cán bộ đoàn và những đối tượng tham gia các hoạt động tình nguyện.

Ví dụ cụ thể như với những người tham gia công tác Đoàn, hội năng nổ, nhiệt tình với nhiều thành tích... thì có được ưu tiên gì trong quá trình tuyển dụng viên chức, tuyển sinh...? Hay quá trình tham gia các công tác tình nguyện gặp những rủi ro thì chế độ ra sao.

Dịp này, Bộ GD-ĐT đã tặng bằng khen cho 30 tập thể có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện tốt các chương trình phối hợp giữa ngành GD& ĐT và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020. Về phía Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao bằng khen của Ban chấp hành Trung ương đoàn 20 tập thể đã có thành tích xuát sắc ở nội dung nói trên.

Chương trình phối hợp giữa hai ngành với 5 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể: Công tác tuyên truyền; Giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh sinh viên (HSSV); Học tập, sáng tạo, nghiên cứu khoa học, nâng cao năng lực tiếng Anh, ứng dụng CNTT, hội nhập quốc tế;

Hoạt động tư vấn, hỗ trợ, phân luồng, định hướng nghề nghiệp, khởi nghiệp, việc làm và tạo môi trường để học sinh, sinh viên học tập, rèn luyện tốt góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao;

Thúc đẩy chính sách thu hút nhân lực trẻ có trình độ cao ở nước ngoài về nước làm việc; Đảm bảo cơ chế hoạt động, chế độ, chính sách cho HSSV, giáo viên, giảng viên trẻ tiêu biểu tham gia công tác Đoàn - Hội - Đội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.