Ngành công nghiệp dầu cọ hủy hoại môi trường sống

GD&TĐ - Việc sản xuất dầu cọ đã gây thiệt hại nặng nề tới môi trường động thực vật tự nhiên của Malaysia và Indonesia cũng như đe dọa sự tồn tại của các khu rừng nguyên sinh Trung Phi và Nam Mỹ, theo cảnh báo của 1 nhóm bảo tồn hàng đầu quốc tế.

Ngành công nghiệp dầu cọ hủy hoại môi trường sống

Việc mất môi trường sống do con người mở rộng các đồn điền sản xuất đã đẩy một số loài vật biểu tượng của hành tinh đến bờ vực tuyệt chủng, như đười ươi, hổ và một số loài vượn, theo báo cáo của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN).

Tuy nhiên, như báo cáo cảnh báo, việc cấm sản xuất dầu cọ sẽ chỉ đẩy vấn đề hiện tại sang 1 vấn đề khác, đó là đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dầu cọ đang ngày càng tăng cao.

Andersen cho biết: “Khi ta xem xét tác động tai hại của dầu cọ tới đa dạng sinh học từ góc nhìn toàn cầu, không tồn tại giải pháp đơn giản nào cho vấn đề này. Một nửa dân số thế giới sử dụng dầu cọ trong thực phẩm và nếu chúng ta cấm sản xuất hoặc tẩy chay nó, thì các loại dầu khác tốn nhiều đất để sản xuất hơn sẽ càng có cơ hội để phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu thụ”.

Hạt cải, đậu nành và hướng dương cần lượng đất nhiều gấp 9 lần để sản xuất lượng dầu tương đương với lượng dầu sản xuất từ cọ. Sách đỏ của IUCN cho thấy 193 loài động vật và thực vật đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng đều là nạn nhân của cây trồng sinh lợi.

Các đồn điền dầu cọ chỉ duy trì lại được 1 phần nhỏ động thực vật của rừng nhiệt đới mà nó đã tàn phá để thay thế. Tại Borneo - khu vực sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới với 8,3 triệu héc ta đất trồng trong năm 2016, hơn nửa diện tích rừng mưa từ năm 2005 - 2015 bị phá hủy để phát triển đồn điền.

Dưới góc nhìn toàn cầu, các đồn điền dầu cọ (3/4 trong số chúng mang quy mô công nghiệp) chiếm khoảng 250 km vuông diện tích trên Trái đất, 1 con số gần ngang bằng với diện tích nước Ý hoặc bang Arizona của Mỹ.

Hơn 90% sản lượng hiện tại đến từ Indonesia và Malaysia, tuy nhiên các đồn điền cũng đang được mở rộng nhanh chóng tại Trung Phi và 1 phần của châu Mỹ Latinh.

Tác giả nghiên cứu cảnh báo: “Bởi vì dầu cọ được trồng tại các vùng nhiệt đới giàu loài, điều này có thể gây ra ảnh hưởng thảm khốc tới đa dạng sinh học toàn cầu”. Các khu vực đang chuẩn bị biến thành vùng đồn điền mở rộng là nơi sinh sống của hơn 1 nửa các loài động vật có vú và 2/3 các loài chim bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu.

Cây cọ dầu, có nguồn gốc từ miền Tây châu Phi đóng vai trò sản xuất 35% lượng dầu thực vật trên toàn cầu với phần lớn được tiêu thụ tại Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia. 3/4 lượng dầu cọ được sử dụng cho thực phẩm hoặc dầu ăn, 1/4 còn lại được tìm thấy trong mỹ phẩm, chất làm sạch và nhiên liệu sinh học.

Một giải pháp được khuyến khích bởi các nhà môi trường là chuyển dịch sản xuất ra khỏi các khu rừng nhiệt đới còn nguyên vẹn. Andrew Steer, Chủ tịch và Giám đốc điều hành Viện Tài nguyên Thế giới tại Washington DC đưa ra đề xuất: “Có 3 triệu héc ta đất bị suy thoái tại Kalimantan - phần lãnh thổ thuộc Indonesia trên đảo Borneo. Vấn đề không nằm ở các đồn điền dầu cọ mà là ở vị trí mà con người quyết định đặt ra chúng. Nếu chúng nằm tại các vùng đất bị suy thoái thay vì rừng nguyên sơ, điều này sẽ tốt hơn nhiều cho khí hậu và kinh tế địa phương”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.