Ngân hàng 'phi đô la hóa' của BRICS ngừng hoạt động vì thiếu USD?

GD&TĐ - Những gì xảy ra cho thấy tham vọng của các nước BRICS nhằm "phi đô la hóa" vẫn là ước muốn của tương lai xa.

Ngân hàng 'phi đô la hóa' của BRICS ngừng hoạt động vì thiếu USD?

Một ngân hàng phát triển do khối các quốc gia BRICS thành lập để giảm sự phụ thuộc vào những khoản vay bằng đô la Mỹ đang gặp khó khăn trong việc tìm USD để trả khoản nợ của chính mình, tờ Bussiness Insider (BI) cho biết.

"Có trụ sở tại Thượng Hải, Ngân hàng Phát triển Mới (New Development Bank - NDB) đã buộc phải ngừng phát hành các khoản vay mới do thiếu USD", tờ BI nhấn mạnh.

Tổ chức tín dụng này ra đời khoảng 8 năm trước thông qua nỗ lực tập thể của Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.

Ngân hàng NDB có tham vọng thiết lập một giải pháp thay thế cho các tổ chức tài chính dựa trên sự thống trị của đồng đô la Mỹ (ví dụ như Quỹ Tiền tệ Quốc tế) và phù hợp với những nỗ lực của khối BRICS nhằm làm xói mòn vị thế của đồng bạc xanh.

Hoạt động cho vay của Ngân hàng phát triển Mới từng rất tích cực, cụ thể là các khoản vay theo cam kết đã tăng từ 1 tỷ đô la năm 2017, lên tới 30 tỷ đô la vào thời điểm năm 2022.

Nhưng để cung cấp vốn cho các nền kinh tế đang phát triển, Ngân hàng Phát triển Mới vẫn phải vay tiền từ Phố Wall, cũng như từ nhiều tổ chức tín dụng khác trên lãnh thổ Trung Quốc.

"Như vậy, mặc dù sứ mệnh của ngân hàng NDB là phi đô la hóa trong lĩnh vực cung cấp tài chính, nhưng khoảng 2/3 khoản vay của tổ chức tín dụng này lại bằng đô la Mỹ", tạp chí BI cho biết.

Vấn đề nghiêm trọng tiếp theo là sau cuộc khủng hoảng Ukraine diễn ra vào năm ngoái, những người cung cấp vốn tại Phố Wall không sẵn sàng cho ngân hàng mà Moskva sở hữu gần 20% cổ phần tiếp tục vay tiền.

Đồng thời, việc bổ nhiệm bà Dilma Rousseff làm giám đốc mới của ngân hàng NDB đã gây tranh cãi, vì trước đó bà đã bị luận tội với tư cách Tổng thống Brazil. Vị trí chủ tịch tiếp theo của ngân hàng sẽ là một người Nga được chỉ định.

Nếu không có sự hỗ trợ tiếp tục thông qua đồng đô la Mỹ, tổ chức tín dụng này đang phải trả các khoản nợ trước đó thông qua những khoản vay đắt đỏ hơn, việc đảo nợ như vậy là không bình thường.

Theo Tạp chí BI, trái phiếu đầu tiên của ngân hàng kể từ khi nổ ra chiến sự Ukraine bắt đầu đắt gấp 5 lần so với các khoản vay trước đó. Được đưa ra vào tháng 4, nó có giá trị 1,25 tỷ đô la.

Ngân hàng NDB cũng đang đàm phán với Argentina, Ả Rập Saudi và Honduras để những nước này trở thành thành viên và có khả năng cung cấp thêm vốn.

Tuy nhiên, thách thức của ngân hàng NDB trong việc kiếm được đô la Mỹ đã khiến nó bị hạ cấp tín dụng Fitch Ratings vào tháng 7 năm ngoái.

Trong khi đó, Ngân hàng Phát triển Mới thông báo rằng lãi suất đối với bất kỳ khoản vay mới nào có thể tăng gấp 4 lần và phí bảo hiểm mà họ tính cho các đối tượng vay đã tăng gấp đôi.

Điều này khiến các khoản giải ngân cho vay bị thu hẹp xuống mức nhỏ giọt, một nguồn tin nội bộ nói với Tạp chí Business Insider.

Ngoài ra với sự suy thoái kinh tế của chính Trung Quốc, không chắc rằng ngân hàng NDB có thể mong đợi nhiều hơn hỗ trợ tài chính từ Bắc Kinh.

Nguồn tin nội bộ nói rằng có "sự quan tâm đáng kể đến trái phiếu phát hành" thông qua ngân hàng, trong khi nguồn gốc khoản vay và tính thanh khoản của tổ chức vẫn mạnh.

Đại diện Ngân hàng Phát triển Mới hiện tại không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về những gì đang diễn ra đối với tổ chức tín dụng này.

Theo Bussiness Insider

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.