Nga triển khai pháo binh tới Syria, Mỹ vật lộn đọc ý nghĩ của Putin

Các nước phương Tây đã phải vật lộn để đọc ý định của ông Putin kể từ khi Nga bất ngờ triển khai lực lượng tới Syria hỗ trợ chính phủ Assad chống khủng bố vào tháng 9 năm ngoái.

Nga triển khai pháo binh tới Syria, Mỹ vật lộn đọc ý nghĩ của Putin

Reuters ngày 22/4 đưa tin cho biết, các động thái quân sự mới của Nga ở Syria đã làm sâu sắc thêm những chia rẽ trong chính quyền Washington về việc liệu Tổng thống Nga Vladimir Putin có thực sự ủng hộ sáng kiến của Liên Hợp Quốc, dẫn đầu nỗ lực kết thúc cuộc xung đột ở Syria hay chỉ sử dụng các cuộc đàm phán như bức bình phong để cung cấp sự hỗ trợ quân sự mới đối với Tổng thống Bashar al-Assad.

Nhận định trên được đưa ra một ngày sau khi xuất hiện báo cáo chưa được xác minh cho rằng Nga đang triển khai pháo binh tới gần thành phố Aleppo.

Nga triển khai pháo binh tới Syria, Mỹ vật lộn đọc ý nghĩ của Putin - Ảnh 1

Ảnh Stripes


Một số quan chức Mỹ tin rằng mặc dù Nga đã rút lực lượng chính ra khỏi Syria trong tháng 3/2016, nhưng đã củng cố lực lượng còn lại ở quốc gia này bằng những chiến đấu cơ tiên tiến và tiếp tục chiến dịch không kích các nhóm đối lập ôn hòa.

Việc tái khẳng định ủng hộ quân sự của người Nga đối với Syria đã khiến một số quan chức Mỹ cảnh báo rằng sự thất bại trong việc cạnh tranh với Nga ở Syria là dấu hiệu của sự nhút nhát của Mỹ.

Các quan chức này lo ngại rằng điều đó có thể khuyến khích Nga leo thang các thách thức đối với Mỹ và các đồng minh thông qua các cuộc diễn tập trên không và trên biển.

Các chính trị gia Mỹ cũng cho rằng sự thất bại của Washington trong việc đối phó với Nga sẽ gây thiệt hại hơn nữa cho mối quan hệ giữa Washington và Ả Rập Saudi cũng như các đồng minh vùng Vịnh khác muốn lật đổ chính quyền Assad hay chiến dịch chống IS ở Syria.

Để cải thiện tình hình này, các chính trị gia Mỹ đã đề xuất biện pháp hỗ trợ hơn nữa cho phe nổi dậy ôn hòa ở Syria bằng cách cung cấp nhiều tên lửa chống tăng và súng phóng lựu cho họ thông qua nước thứ ba.

Tuy nhiên, các quan chức khác, gồm Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice, đã phủ quyết bất kỳ biện pháp nào dẫn tới sự leo thang đáng kể sự tham gia của Mỹ ở Syria, nguồn tin của Reuters cho hay.

Bản thân Tổng thống Obama từ lâu cũng miễn cưỡng làm sâu sắc thêm sự tham gia của Mỹ tại Syria. Tháng 10 năm ngoái, ông Obama cảnh báo rằng Washington sẽ không bị lôi kéo vào một cuộc "chiến tranh ủy nhiệm" với Moscow. Thay vào đó, chính quyền của ông Obama tập trung nhiều hơn vào các nỗ lực chống IS.

Nga triển khai pháo binh tới Syria, Mỹ vật lộn đọc ý nghĩ của Putin - Ảnh 2

Các quan chức Mỹ khác và các chuyên gia cho rằng Putin chưa bao giờ chân thành về ngoại giao, và rằng ông Obama và Kerry ngây thơ khi tin các tuyên bố hỗ trợ của Nga.

Nhà Trắng đã từ chối bình luận về bất kỳ cuộc tranh luận nội bộ nào về Syria hay ý định của ông Putin.

Theo Reuters, các nước phương Tây đã phải vật lộn để đọc ý định của ông Putin kể từ khi Nga bất ngờ triển khai lực lượng tới Syria hỗ trợ chính phủ Assad chống khủng bố vào tháng 9 năm ngoái.

Quyết định rút quân đột ngột của ông Putin và các động thái tiếp theo đó cũng khiến các nhà hoạch định chính sách không ngừng đoán về chương trình nghị sự của ông.

Các cuộc tranh luận hiện nay về cách ứng phó với các động thái quân sự của Nga đã phần nào phản ánh sự khác biệt về quan điểm ở Washington về việc liệu ông Putin đã chân thành trong sự ủng hộ của mình đối với tiến trình hòa bình của Liên Hợp Quốc mà hiện đang phải vật lộn để tồn tại.

Các quan chức Mỹ và các chuyên gia đặt câu hỏi tại sao ông Putin đã không thể, hoặc không sẵn sàng, buộc Tổng thống Assad nhượng bộ nhiều hơn trong các cuộc đàm phán.

Một bên là giới chức quân sự và tình báo Mỹ nghĩ rằng ông Putin không hỗ trợ các cuộc đàm phán hòa bình do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn.

Nga triển khai pháo binh tới Syria, Mỹ vật lộn đọc ý nghĩ của Putin - Ảnh 3

Mỹ tin rằng Putin vẫn kiên định trong việc giúp Assad tiếp tục nắm giữ quyền lực để đảm bảo rằng Nga vẫn có một căn cứ hải quân trên bờ Địa Trung Hải, một sân bay ở miền Bắc Syria.

Những quan chức này cho rằng động thái của Nga sẽ giúp chính quyền Assad phớt lờ lệnh ngừng bắn, kích động phản ứng của các phiến quân và phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn. Kết quả là, ông Putin không sẽ có cớ hỗ trợ quân sự cho chính phủ Assad.

"Tôi nghĩ rằng chế chính quyền (Assad) đang một trò chơi rất, rất tinh quái," Charles Lister, một chuyên gia thuộc Viện Trung Đông nói. "Họ đã làm hỏng toàn bộ chiến thuật và sự kiên nhẫn của phe đối lập".

Các quan chức Mỹ khác và các chuyên gia cho rằng Putin chưa bao giờ chân thành về ngoại giao, và rằng ông Obama và Kerry ngây thơ khi tin các tuyên bố hỗ trợ của Nga.

Họ tin rằng ông Putin vẫn kiên định trong việc giúp Assad tiếp tục nắm giữ quyền lực để đảm bảo rằng Nga vẫn có một căn cứ hải quân trên bờ Địa Trung Hải, một sân bay ở miền Bắc Syria.

Jeffrey White, một cựu chuyên gia phân tích cao cấp của Cơ quan Tình báo Quốc phòng hiện làm việc tại Viện Chính sách Cận Đông cũng đồng tình với nhận định trên khi cho rằng ông chưa bao giờ tin nhà lãnh đạo Nga bỏ rơi "đồng minh" Assad.

Trong khi các quan chức Mỹ vẫn chưa đưa ra được đánh giá thống nhất về báo cáo ông Putin triển khai pháo binh tới Syria thì chính quyền Obama hôm 21/4 đã công khai bày tỏ mối quan tâm về các báo cáo này.

Lầu Năm Góc từ chối suy đoán về động cơ triển khai vũ khí tới Syria của Nga.

Theo nguoiduatin.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ