Nga nói châu Âu đã đánh mất sự độc lập về năng lượng

GD&TĐ - Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko, châu Âu đã đánh đổi quyền tự do năng lượng của mình để phụ thuộc vào Mỹ.

Đường ống dẫn khí đốt.
Đường ống dẫn khí đốt.

Nói trên kênh truyền hình Zvezda, ông Alexander Grushko nhắc lại các nước EU vẫn tuyệt đối thờ ơ sau vụ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream và Nord Stream 2 bị phá hoại. Theo ông, việc im lặng trước sự việc này là hành động "tự sát năng lượng" cuối cùng của châu Âu.

Theo ông Grushko, Tây Âu đã đánh đổi quyền tự do năng lượng của mình để lấy sự phụ thuộc năng lượng vào Mỹ.

Trước đó, ngày 5/11, có thông tin cho rằng Đức, Pháp, Ý, Hà Lan và Ba Lan bắt đầu sử dụng khí đốt từ các cơ sở lưu trữ dưới lòng đất. Lý do là vì thời tiết trở lạnh ở khu vực châu Âu, dẫn đến giá nhiên liệu tăng đáng kể.

Cuối tháng 9, một sự sụt giảm áp suất và rò rỉ khí đốt đã được ghi nhận trên các đường ống dẫn khí Nord Stream và Nord Stream 2. Sau đó, đại diện trung tâm địa chấn Thụy Điển Björn Lund nói rằng 2 vụ nổ mạnh dưới nước đã được ghi nhận tại khu vực các đường ống trên.

Ngày 1 tháng 11, hãng tin Tân Hoa xã chỉ ra rằng Mỹ đã biến cuộc khủng hoảng châu Âu thành "khả năng của Mỹ" và hưởng lợi từ nó, làm dấy lên sự phẫn nộ của cộng đồng.

Đặc biệt, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh thực tế là Mỹ bán Khí đốt cho châu Âu với giá đắt hơn nhiều.

Trong khi đó Nga nhiều lần lưu ý rằng việc phá hoại đường ống dẫn khí đốt chủ yếu sẽ mang lại lợi ích cho Mỹ. Ngoài ra, chính các đại diện chính quyền Mỹ trước đó được cho là đã thông báo ý định ngăn cản hoạt động của Nord Stream 2.

Theo IZ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.