Nga lần đầu tiên chế tạo động cơ điện tên lửa sử dụng I-ốt phản lực thay cho nhiên liệu Xenon

GD&TĐ - Nga đã tạo ra một bước lớn trong việc phát triển công nghệ vũ trụ. Và Tsiolkovsky cũng đã đề xuất sử dụng năng lượng điện cho việc tăng tốc trong động cơ phản lực. 

Nga lần đầu tiên chế tạo động cơ điện tên lửa sử dụng I-ốt phản lực thay cho nhiên liệu Xenon

Hệ thống động cơ này có tên gọi hệ thống động cơ điện tên lửa. Việc sử dụng chúng có thể cho phép giảm khối lượng của thiết bị, tăng khối lượng tải trọng, giảm thời gian bay và nâng cao thời gian sử dụng của tàu vũ trụ. Động cơ điện tên lửa sẽ được sử dụng cho các vệ tinh nhân tạo và các thiết bị vũ trụ không gian.

Hiện nay, nhiên liệu sử dụng chủ yếu cho động cơ điện tên lửa là Xenon, tuy nhiên loại nhiên liệu này rất đắt đỏ do khối lượng sản xuất hàng năm thấp - không quá 10 tấn/năm.

Công ty vũ trụ Nga “Energy” hiện nay đang tiến hành thử nghiệm loại động cơ mới sử dụng I-ốt phản lực rẻ hơn nhiều so với Xenon. Nhờ việc thay thế nhiên liệu sẽ làm giảm kích thước bao và khối lượng động cơ.

Ngoài ra, không phụ thuộc vào việc sử dụng Xenon giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt nhiên liệu và mở ra con đường mới để tiếp cận Mặt Trăng, Sao Hỏa và các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời.

Ý tưởng sử dụng I-ốt làm nhiên liệu chính được đưa ra bởi kỹ sư người Nga, Valery Ostrovsy. Công ty vũ trụ “Energy” đã bảo vệ việc dự trữ và cung cấp I-ốt phản lực trước các đối thủ cạnh tranh.

Các cuộc thử nghiệm tại chỗ trên mặt đất cho thấy khả năng làm việc của động cơ và tiếp theo sẽ là kiểm tra hoạt động của nó trên Trạm vũ trụ quốc tế, và sau đó sẽ là tiến hành thử nghiệm phóng. Thực nghiệm đã được lên kế hoạch trong năm 2022 và được đặt tên cho nhà khoa học Nga, người phát minh ra loại động cơ này.

Theo Topcor.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ