Nga lần đầu đưa tiêm kích Su-57 sang Trung Quốc

GD&TĐ - Trung Quốc có máy bay chiến đấu J-20 được coi là tiêm kích thế hệ thứ năm, liệu Bắc Kinh có quan tâm tới Su-57?

Nga lần đầu đưa tiêm kích Su-57 sang Trung Quốc

Một đoạn video cho thấy máy bay chiến đấu Su-57 của Nga có mặt tại Trung Quốc đã xuất hiện trên Internet - đây là lần đầu tiên chiếc tiêm kích tối tân của Moskva tới lãnh thổ quốc gia đối tác đặc biệt.

Theo thông báo, Su-57 sẽ tham gia triển lãm hàng không vũ trụ Airshow China 2024 tại Chu Hải, và nói chung đây là lần đầu tiên Liên bang Nga thực sự giới thiệu loại tiêm kích này ở nước ngoài thay vì chỉ mang mô hình. Căn cứ vào hình ảnh, đây là nguyên mẫu tiền sản xuất T-50-4 mang số hiệu 054.

Hiện tại báo chí Nga đang tích cực truyền bá thông tin rằng "Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên được Moskva gửi máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tới tham dự một sự kiện chính thức".

Mặc dù phía Nga kiên quyết gọi Su-57 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, nhưng trên thực tế, nó thuộc thế hệ 4++, điều này được thể hiện rõ ràng qua việc phương tiện này chưa có động cơ đạt chuẩn, cũng như diện tích phản xạ radar quá cao.

Tiêm kích Su-57 của Nga hạ cánh xuống Trung Quốc.

Đối với Trung Quốc, ngay từ năm 2020, báo chí Nga đã phẫn nộ trước việc tờ Global Times (Thời báo Hoàn Cầu) không đưa Su-57 vào danh sách máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, sánh ngang với J-20, và F-22 cùng với F-35 do Mỹ chế tạo.

Đáng chú ý là ở đây chúng ta không nói về kết luận của những nhà phân tích đơn thuần, mà là ý kiến ​​​​của người chịu trách nhiệm thiết kế chính chiếc J-20 - ông Ian Wei.

Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Thành Đô hiện đã ngừng sản xuất tiêm kích J-20 với động cơ của Nga từ giữa năm 2019. Tới năm 2021, họ đã trình làng phiên bản J-20A nâng cấp với động cơ WS-10C Taihang chế tạo hoàn toàn trong nước.

Việc Su-57 lần đầu tiên bay tới triển lãm ở Trung Quốc có thể được coi trước hết là mong muốn của Liên bang Nga nhằm quảng bá phương tiện chiến đấu của mình tới các khách hàng tiềm năng khi nhấn mạnh Felon đã có kinh nghiệm chiến đấu.

Thứ hai, có thể đây là một gợi ý rằng Moskva cuối cùng sẽ mở rộng quan hệ với Bắc Kinh, cụ thể là hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, bởi dù sao đi nữa Trung Quốc vẫn cần thêm một số bí quyết đặc biệt từ Nga trong chế tạo vũ khí.

Theo Defense Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ