Nga - gương mặt mới ở Thượng đỉnh G7?

Nga - gương mặt mới ở Thượng đỉnh G7?

Về thành phần tham dự hội nghị, ngoài 7 nước công nghiệp hàng đầu, ông Donald Trump muốn mời thêm Nga, Australia, Ấn Độ và Hàn Quốc, bởi “thành phần cũ đã lỗi thời”.

Ông Donald Trump thông báo với báo chí về sáng kiến này vào ngày 30/5 trên chuyến bay từ Cape Canaveral ở Florida, nơi diễn ra vụ phóng tàu vũ trụ Ilon Mask về Washington.

Tôi không thể cảm nhận được rằng G7 là đại diện thích hợp cho những gì đang xảy ra trên thế giới - ông Trump khẳng định.

Ngay sau đó, vào ngày 1/6, ông Trump và ông Putin có cuộc điện đàm bàn về kế hoạch tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh G7.

Vẫn biết vai trò của Nga là hết sức quan trọng trên trường quốc tế, nhưng Nga đã bị trục xuất khỏi nhóm G7 sau khi sáp nhập Crưm vào năm 2014. Và giờ đây, sáng kiến mời Nga tham dự G7 của ông Donald Trump vấp phải sự phản đối của các đồng minh. Trong buổi họp báo vào ngày 1/6, Thủ tướng Canada Justin Trudeau tuyên bố phản đối việc mời Nga tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7. Vào hôm thứ Bảy (30/5), Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định rằng cá nhân bà sẽ “không thể tham gia vì tình hình bệnh dịch”. Thời báo New York dự đoán rằng quyết định đơn phương của ông Donald Trump - mời Nga tham dự G7 chắc chắn sẽ dấy lên làn sóng phản đối của các thành viên khác trong khối.

Trong khi đó, vào ngày 1/6, điện Kremlin ra tuyên bố cho biết, Nga cần “các thông tin chi tiết” trước khi hồi đáp đề xuất của ông Donald Trump.

Điều đáng nói là Hội nghị Thượng đỉnh G7 diễn ra trong bối cảnh chính quyền Mỹ đang mở rộng mặt trận chống lại Trung Quốc. Sau yêu cầu trừng phạt Trung Quốc vì đã phát tán Coronavirus trên khắp thế giới, tước đặc quyền trong thương mại của Hồng Kông và gây trở ngại cho sinh viên Trung Quốc du học tại Mỹ, Washington có kế hoạch thành lập một liên minh chống lại Trung Quốc.

Không phải ngẫu nhiên mà cố vấn Nhà Trắng hé lộ rằng mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh G7 lần này là thảo luận về vấn đề Trung Quốc. Các đồng minh của Mỹ, ngoại trừ Australia, cho đến nay vẫn không mấy nhiệt tình chấp nhận đề xuất của Washington vì họ không muốn làm hỏng quan hệ với Trung Quốc.

Một câu hỏi được đặt ra: Liệu Nga có tham gia thượng đỉnh G7 khi hội nghị này chỉ bàn về các biện pháp trừng phạt Trung Quốc?

Ông Alexander Lomanov, Phó Giám đốc IMEMO mang tên E.M Primakov thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga nhận định: “Thật khó hiểu. Nếu hội nghị này được tổ chức bởi ông Donald Trump thì cuộc thảo luận sẽ thiên về các biện pháp chống Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là Nga sẽ không ký và ủng hộ bất kỳ tài liệu chống Trung Quốc nào. Và việc tham gia vào một hội nghị như vậy của Nga sẽ không mang lại lợi ích thiết thực”.

Ông V. Batyuk, một thành viên cao cấp tại Viện Mỹ và Canada cho rằng, ông Donald Trump đang cố gắng dùng một mũi tên bắn vào nhiều đích: Thứ nhất là tập hợp một mặt trận chống Trung Quốc; thứ hai là “chêm” một cái nêm vào quan hệ đối tác Nga - Trung; thứ ba là thể hiện trước thềm cuộc bầu cử mà cả thế giới đang hướng tới nước Mỹ.

“Tôi nghi ngờ rằng Nga sẽ tham gia một Hội nghị Thượng đỉnh chống lại Trung Quốc. Tại sao Nga lại có thể làm hỏng quan hệ với Trung Quốc? Ngoài ra, sự tham gia của Nga sẽ không có cách nào giúp dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt và cải thiện mối quan hệ giữa Nga và phương Tây” - ông Batyuk giải thích.

“Nếu một đề xuất như vậy được chính thức gửi tới lãnh đạo Nga, Moscow sẽ có lý do chính đáng để từ chối” - V. Batyuk khẳng định.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Xóa định kiến

GD&TĐ - Xóa bỏ định kiến về giới tính trong lựa chọn ngành, trường học, nghề nghiệp là vấn đề đặt ra nhiều năm nay và đã có những chuyển biến tích cực.
Joshua Zirkzee đang nằm trong kế hoạch mua sắm của Arsenal.

Arsenal nhắm tiền đạo của Bayern Munich

GD&TĐ - Theo Mirror, Arsenal muốn mời tiền đạo ngôi sao của Bologna - Joshua Zirkzee một bản hợp đồng đến năm 2029, với mức lương hàng năm là 5 triệu Bảng.