Trên tờ National Interest, nhà phân tích quân sự Sebastien Roblin nhận xét rằng, S-500 cũng như hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ sẽ áp dụng khái niệm "đánh chặn động năng điều khiển học", khi chỉ sử dụng động năng của tên lửa để diệt mục tiêu.
Vận tốc bay của tên lửa Nga có thể thay đổi, nhờ đó tên lửa S-500 có thể hoạt động đa năng, kịp thời đánh chặn tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, máy bay và có lẽ ngay cả vệ tinh của đối phương.
Nhà phân tích Sebastien Roblin nhận định: "Do khả năng tấn công tầm xa rất lớn của S-500, tổ hợp này trở thành loại vũ khí lý tưởng chống lại những mục tiêu lớn và khó nhận thấy nhất.
Dù xác định và tiêu diệt máy bay ném bom từ khoảng cách xa là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng, các máy bay chỉ huy cảnh báo sớm (AWACS) và máy bay trinh sát-tác chiến điện tử sẽ phải định hướng hoạt động bên ngoài phạm vi tác dụng của S-500".
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Viktor Murakhovski đồng ý một phần với ý kiến của đồng nghiệp Mỹ: "S-500 là một hệ thống đa năng phòng không và phòng chống tên lửa đầy hứa hẹn.
Tổ hợp này cung cấp khả năng phòng thủ tên lửa cấp độ chiến lược. Tức là, hệ thống này có thể bảo vệ các khu vực từ các cuộc không kích, kể cả của tên lửa đạn đạo liên lục địa và những phương tiện tấn công khác, chẳng hạn như máy bay siêu âm đang được phát triển rất tích cực ở Hoa Kỳ. Hệ thống S-500 có khả năng phòng chống một số loại vệ tinh".