Nhận định này được đưa ra trong một bài báo đăng trên ấn phẩm OilPrice, với tác giả là chuyên gia phân tích Felicity Bredstock.
Cho đến nay, Nga đã cố gắng duy trì quan hệ với Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và một số cường quốc dầu khí khác, chủ yếu ở phương Đông.
Trong năm qua, Liên bang Nga đã phát triển mối quan hệ năng lượng với các quốc gia chấp nhận mở cửa cho dầu khí giá rẻ từ Moskva, sau khi Mỹ và châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với lĩnh vực năng lượng của nước này.
Bước đi trên đã thành công trong việc thu hút các thị trường khổng lồ bao gồm Ấn Độ và Trung Quốc, Nga thậm chí đã trở thành nhà xuất khẩu dầu thô chính sang Trung Quốc vào đầu năm nay.
"Nhưng giờ đây, Nga có thể chưa tác động tốt cho OPEC, chính tổ chức đã hỗ trợ ngành dầu khí của họ trong suốt những năm qua", chuyên gia Felicity Bredstock tin tưởng.
Việc Nga thậm chí tăng sản lượng dầu thô trong khi OPEC cắt giảm khiến nhiều quốc gia không hài lòng. |
Với việc Nga mất doanh số bán dầu cho phương Tây, OPEC+ dường như đã ủng hộ Moskva trong nỗ lực kiếm lợi từ giá dầu cao bằng cách đồng ý cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá.
Tuy nhiên tại một cuộc họp của OPEC+ vào đầu tháng này, có thông tin cho rằng các quan chức Ả Rập Saudi không hài lòng với Nga.
Tổ chức này đã đồng ý cắt giảm sản lượng dầu 500.000 thùng mỗi ngày tại một cuộc họp vào tháng 4, nhưng Nga vẫn tiếp tục cung cấp cho thị trường một lượng lớn dầu thô với giá chiết khấu, để hỗ trợ nền kinh tế và giúp đỡ chính họ trong cuộc xung đột với Ukraine.
Như vậy rõ ràng Nga đã hưởng lợi từ quyết định của OPEC+, nhưng lại chưa giảm sản lượng để chặn đà giảm của giá dầu.
Nhưng bây giờ tình hình đã thay đổi, Ả Rập Saudi bắt đầu kêu gọi các nước thành viên trong tổ chức phải chú ý tới hành vi của đối tác, không thể xảy ra trường hợp "đi ngược dòng" như đang xảy ra.
"Điều này có nghĩa là thời điểm Liên bang Nga thử thách lòng kiên nhẫn của các đồng minh trong OPEC+ đã qua và tổ chức này sẽ phản ứng lại nếu Moskva tiếp tục như trên", chuyên gia Bradstock tin tưởng.