Nga chế tạo lò phản ứng hạt nhân vĩnh cửu cho tầu ngầm

GD&TĐ -  Nga không những chỉ có những loại tên lửa có tầm hoạt động cực lớn mà giờ đây quốc gia này còn sở hữu những chiếc tàu ngầm có thể đi khắp thế giới mà không cần tiếp nhiên liệu.

Nga chế tạo lò phản ứng hạt nhân vĩnh cửu cho tầu ngầm

Nga đã hạ thủy hai tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ tư mới, “Yasen” và “Borey”, có thể vượt đại dương mà không cần phải tiếp nhiên liệu.

Đây là các tàu ngầm do Công ty Quốc gia Rosatom, nhà sản xuất động cơ và thiết bị hạt nhân cho các hoạt động quân sự và phi quân sự nội địa thiết kế và phát triển.

Vào đầu năm 2017, công ty này đã hoàn thành các thử nghiệm trên lõi lò phản ứng hạt nhân và vào ngày 7/ 8 /2018, thông tin về các thử nghiệm này đã được công bố trong báo cáo thường niên của công ty.

Lõi lò phản ứng hạt nhân, nơi các phản ứng dây chuyền được kiểm soát diễn ra, là phần trung tâm của lò phản ứng nơi chứa nhiên liệu hạt nhân.

Thiết kế mới này mang lại lợi ích kinh tế rất lớn. Trước đây, cứ sau từ 5 đến 10 năm, người ta lại phải nạp thêm nhiên liệu cho tất cả các tàu ngầm hạt nhân bằng cách tháo dỡ tàu, tháo động cơ hạt nhân, đặt động cơ trong thùng chứa chì kín, vứt bỏ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng và lắp một lò phản ứng hạt nhân mới.

Quá trình phức tạp này do một trong những đơn vị chiến đấu chuyên nghiệp của Nga thực hiện với chi phí lên tới hàng triệu rúp.

Do đó, thiết kế mới này sẽ cho phép Nga duy trì loại siêu vũ khí tiên tiến nhất với chi phí thấp. Và không chỉ có tàu ngầm, thiết kế mới cũng sẽ được áp dụng cho nhiều loại vũ khí khác, như tên lửa tầm xa chẳng hạn. 

Theo Tiền phong/AFP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ