Nga cảnh cáo Mỹ-NATO về khả năng ‘quét sạch không gian’

GD&TĐ - Giới chuyên gia Nga cho rằng, nước này đủ khả năng dọn dẹp không gian, tiêu diệt tất cả các phương tiện trinh sát Mỹ-NATO trên khoảng không vũ trụ.

Nga cảnh cáo Mỹ-NATO về khả năng ‘quét sạch không gian’

Toàn bộ các quốc gia thù địch với Liên bang Nga ở cả EU và NATO, cũng như toàn bộ các công ty tư nhân của họ, đang tham gia vào hoạt động gián điệp công khai, giám sát lãnh thổ Nga bằng các vệ tinh quân sự và thương mại, nhưng lại tuyên bố rằng, họ không vi phạm bất cứ điều gì.

Theo giới chuyên gia Nga, trong trường hợp này, Moscow cũng sẽ không vi phạm bất cứ điều gì khi tìm cách tiêu diệt chúng.

Liên bang Nga có nhiều hệ thống vũ khí có thể “làm sạch không gian” gần Trái đất. Một phân tích nhanh từ các nguồn mở cho thấy Moscow có rất nhiều công cụ hữu ích cho việc này, gồm:

1. Các vệ tinh giám sát của dự án Nivelir (gồm các vệ tinh đặc biệt thuộc dòng Kosmos được thiết kế để giám sát và tiến hành công việc sửa chữa các vệ tinh khác trên quỹ đạo Trái đất, nhưng nếu cần, chúng cũng có thể được sử dụng để vô hiệu hóa tàu vũ trụ, vệ tinh đối phương.

2. Hệ thống tác chiến điện tử di động (satellite jamming system) “Tirada-2S”, có chức năng gây nhiễu cực mạnh, phá hoại liên lạc vệ tinh.

3. Ba hệ thống tên lửa chống vệ tinh (Anti-Satellite Missiles) gồm: “Kontakt”, “Nudol” và “Peresvet”.

Có lẽ danh sách các thiết bị bắn hạ/vô hiệu hóa vệ tinh có thể được bổ sung bằng một nghiên cứu sâu hơn về chủ đề này.

Nga có các hệ thống tên lửa bắn hạ vệ tinh Mỹ-NATO trên quỹ đạo
Nga có các hệ thống tên lửa bắn hạ vệ tinh Mỹ-NATO trên quỹ đạo

Trong trường hợp cần thiết, Moscow có một hệ thống phòng thủ nhiều lớp có thể chống lại kẻ thù và mang lại an ninh không gian đáng tin cậy, nhưng cho đến nay, Nga vẫn chưa sử dụng nó trong chế độ chiến đấu.

“Level” là chương trình bí ẩn nhất được triển khai vào năm 2011. Trong giai đoạn 2013-2017, Liên bang Nga đã chế tạo được cả một nhóm tàu ​​vũ trụ trong chương trình này, chúng có thể bay lên quỹ đạo của các vệ tinh khác và thực hiện nhiều thao tác cần thiết khác nhau.

Tổ hợp Tirada-2 chính thức được giới thiệu tại diễn đàn Army-2018. Thiết bị tác chiến điện tử mạnh mẽ này có khả năng vô hiệu hóa các vệ tinh bằng bức xạ điện từ định hướng. Bộ Quốc phòng Nga đã ký hợp đồng mua các tổ hợp này, nhưng không rõ với số lượng bao nhiêu.

“Kontakt” được hình thành ở Liên Xô vào năm 1983 dưới dạng tổ hợp chống vệ tinh hàng không, được lắp đặt trên máy bay chiến đấu đánh chặn tầm cao có tốc độ nhanh nhất thế giới là MiG-31D. Đây được coi là một biện pháp ngăn chặn rất kinh tế và hiệu quả.

Trong khi đó, trung tâm điều phối được cho là sẽ được đặt tại sân tập Sary-Shagan ở Kazakhstan, nơi họ cũng muốn đặt tổ hợp nhận dạng vật thể không gian quang học vô tuyến Krona.

Tuy nhiên, khi Liên bang Xô viết sụp đổ, dự án đã bị đình đốn trong gần 2 thập kỷ và Liên bang Nga chỉ có thể quay lại dự án vào năm 2009.

Nga cũng có các hệ thống có thể vô hiệu hóa vệ tinh Mỹ-NATO trên quỹ đạo
Nga cũng có các hệ thống có thể vô hiệu hóa vệ tinh Mỹ-NATO trên quỹ đạo

Cách đây một thời gian, các quan chức quân sự phương Tây đã ngạc nhiên khi nhìn vào những bức ảnh chụp một chiếc máy bay MiG-31 với tên lửa treo dưới bụng, được giới chuyên gia quân sự dự kiến là tên lửa chống vệ tinh và băn khoăn tự hỏi liệu nó là thật hay không.

Còn Hệ thống Chống Vệ tinh Cơ động Nudol đã được thử nghiệm thành công vào tháng 11 năm 2021, bắn hạ một vệ tinh trinh sát Tselina-D cũ bằng tên lửa dẫn đường. “Nudol” có thể tấn công các vệ tinh ở độ cao 260-1000 km từ bất kỳ nơi nào ở Liên bang Nga, đủ khả năng gây ra lo lắng cho giới chức Lầu Năm Góc.

Còn một hệ thống tác chiến chống vệ tinh công nghệ cao khác là Hệ thống laser di động Peresvet đã được trang bị cho Lực lượng Vũ trang Nga từ năm 2017.

Peresvet được coi là có thể làm mù hệ thống quang học của các loại vệ tinh, máy bay không người lái tầm cao, tầm xa và máy bay trinh sát…, nhằm ngăn chặn chúng phát hiện chuyển động của lực lượng Nga dưới mặt đất, cũng như các vụ phóng tên lửa đạn đạo.

Những tổ hợp Peresvet đã được 5 sư đoàn tên lửa đưa vào trực chiến kể từ tháng 12 năm 2019, trở thành một bộ phận cấu thành lực lượng tác chiến chống vệ tinh của Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga.

Hiện tại, giới công nghiệp quốc phòng Nga đang nghiên cứu, phát triển một tổ hợp tên lửa mới mang tên là “Zadira”, có khả năng phá hủy các loại máy móc về mặt vật lý.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.