Nga bít đường ra Biển Đen để vô hiệu hóa tàu cảm tử?

GD&TĐ - Theo chuyên gia, để tránh các vụ tấn công bằng tàu cảm tử vào các tàu hải quân và tàu thương mại, Nga cần bịt kín lối ra Biển Đen của Ukraine.

Nga bít đường ra Biển Đen để vô hiệu hóa tàu cảm tử?

Theo bài viết trên truyền thông Nga, phương Tây đang tăng cường cung cấp cho Lực lượng Vũ trang Ukraine số lượng lớn thuyền không người lái cảm tử (BEC) và Kiev cũng đang thiết lập cơ sở sản xuất tàu không người lái của riêng mình, vì vậy các cuộc tấn công của Ukraine trên Biển Đen sẽ không dừng lại, mà chắc chắn sẽ tăng lên.

Về vấn đề bảo vệ các mục tiêu chiến lược như cầu Crimea hay các mục tiêu quân sự như chiến hạm của Hạm đội Biển Đen và các tàu thuyền thương mại của Nga, giới chuyên gia nước này đã khuyến nghị Bộ Quốc phòng cần đưa ra một loạt các biện pháp để chống lại mối đe dọa từ các BEC của Ukraine.

Cần lưu ý rằng, các phương tiện phòng thủ thụ động và chủ động của tàu, căn cứ hải quân và các công trình khác nhau trên bờ biển và vùng biển là lớp phòng thủ cuối cùng trước các tàu không người lái kamikaze của Hải quân Ukraine

Tuy nhiên, tuyến phòng thủ cuối cùng này mang lại nhiều rủi ro vì khi đó các BEC đã tiếp cận rất gần với mục tiêu, chỉ cần một sơ sót là các tàu chiến và căn cứ hải quân Nga chắc chắn sẽ gặp nguy hiểm.

Không chỉ như vậy, các mục tiêu cố định như cầu Crimea hay các tàu thuyền thương mại không có các vũ khí phòng thủ như các mục tiêu quân sự, chúng lại có kích thước rất lớn, vận tốc chậm nên dễ bị đánh trúng.

Do đó, nếu bị các phương tiện mặt nước không người lái tấn công, chúng không có cách nào chống trả.

Vì vậy, giới chuyên gia Nga chỉ ra rằng, cần tiêu diệt tàu cảm tử bằng các phương pháp “tiếp cận xa”, nghĩa là nắm bắt kịp thời hoạt động của tàu không người lái cảm tử Ukraine với sự trợ giúp của máy bay có người lái hoặc UAV trinh sát rồi tiêu diệt chúng từ khoảng cách xa là điều quan trọng nhất.

Như vậy, vai trò của máy bay chỉ huy-cảnh báo sớm (AWACS) máy bay tuần tra hải quân, UAV trinh sát trên biển, chiến đấu và máy bay trực thăng phải được phát huy với khả năng cao nhất, những phương tiện trinh sát tầm xa này cần phải túc trực suốt ngày đêm trên Biển Đen.

Nếu số lượng phương tiện này của Hạm đội Biển Đen không đủ, thì phải điều chuyển thêm Il-38, UAV Orion, tiêm kích Su-24MR và trực thăng Ka-31 từ các Hạm đội khác, vì các cuộc chiến thực sự đang diễn ra trên Biển Đen, chứ không ở các vùng khác.

Ngoài ra, Hải quân Nga cũng có thể sử dụng thêm máy bay ném bom mang tên lửa siêu thanh tầm xa, những chiếc máy bay này hiện đang là một phần biên chế của Hàng không Hải quân.

Ví dụ như trang bị trinh sát của máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 Backfire có khả năng phát hiện cả tàu thuyền nhỏ trên mặt nước ở khoảng cách 250-300 km.

Tuy nhiên, việc sử dụng những phương tiện chiến lược này chỉ là phương án cuối cùng vì nó rất tốn kém và lãng phí.

Do đó, theo các chuyên gia, lựa chọn tốt nhất là phá hủy các BEC của Ukraine ngay cả trước khi chúng bắt đầu tiến hành các cuộc tấn công, tức là đánh vào các nhà máy chế tạo, căn cứ hải quân chứa các phương tiện này.

Ngoài ra, phương án tối ưu nhất là Nga nên tước quyền tiếp cận Biển Đen để đảm bảo an ninh 100% trên hướng biển. Do đó, chuyên gia Nga cho rằng cần mở rộng phạm vi của chiến dịch quân sự đặc biệt ở các vùng Mikolaiev và Odessa, bịt kín đường tiếp cận Biển Đen của Ukraine.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

“Góc phố Tết” của Trường Tiểu học Phú Thọ. Ảnh: MA

Cùng bạn nghèo đón Tết

GD&TĐ - Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các trường học tại TPHCM tổ chức nhiều hoạt động vui xuân, giúp học sinh hiểu thêm về Tết cổ truyền.

Nhóm sinh viên đoạt giải Nhất trong lĩnh vực Khoa học giáo dục Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học.

Bản đồ cho học sinh khiếm thị

GD&TĐ - Học sinh khiếm thị có thể học lịch sử và địa lý qua bản đồ nổi, dễ dàng hình dung, nhận biết, xác định được các vị trí cần thiết để phục vụ học tập.