Nên xem chỉ số chất lượng không khí ở đâu để biết chính xác mức độ ô nhiễm?

Trước tình hình ô nhiễm không khí nặng ở Hà Nội, nhiều người dân tại đây ý thức rõ hơn việc bảo vệ sức khỏe bằng cách xem chỉ số chất lượng không khí qua các trang web, app theo ngày, theo giờ. Tuy nhiên, liệu bạn đã tham khảo đúng nguồn để bảo vệ sức khỏe?

Trang cung cấp chỉ số chất lượng không khí của Hà Nội.
Trang cung cấp chỉ số chất lượng không khí của Hà Nội.

Những trang web, app đo chỉ số chất lượng không khí được nhiều người tin dùng có kèm hướng dẫn

Trước tình hình ô nhiễm không khí nặng ở Hà Nội, nhiều người dân tại đây ý thức rõ hơn việc bảo vệ sức khỏe bằng cách xem chỉ số chất lượng không khí qua các trang web, app theo ngày, theo giờ.

Ô nhiễm không khí: Nên tham khảo chỉ số chất lượng không khí ở đâu và lời khuyến cáo của chuyên gia! - Ảnh 1.

Chính vì thế, chúng ta cần một chuyên gia để tham khảo trong lĩnh vực này. Từ thực tế nhiều năm kinh nghiệm cũng như từng phỏng vấn các chuyên gia hàng đầu về môi trường, BTV Tùng Thư (chuyên sâu mảng thời tiết thiên tai môi trường của Ban Thời Sự - Đài THVN) mới đây chia sẻ những trang xem chỉ số chất lượng không khí – air quality index (AQI).

Đây là những nguồn tin hàng đầu về chất lượng không khí mà cô đang tham khảo. Không chỉ kể tên, nữ biên tập viên có tâm này không quên bổ sung chút review từ thực tế dùng sau một thời gian để mọi người lựa chọn nguồn đúng, phù hợp:

1. Moitruongthudo.vn (chỉ có giao diện web)

- Trang cung cấp chỉ số chất lượng không khí của Hà Nội. Đây là số liệu chính thống nhất, được đo dựa trên những trạm fix station. Mỗi trạm trông như công ten nơ.

- Số liệu trên trang này là số liệu AQI trung bình ngày nên có độ trễ.

- Muốn xem theo giờ, bạn vào biểu đồ bụi bên tay trái.

- Nhược điểm: Là giao diện web, không có app nên sử dụng trên điện thoại hơi khó xem.

2. Pam Air (có cả giao diện web và app)

Ô nhiễm không khí: Nên tham khảo chỉ số chất lượng không khí ở đâu và lời khuyến cáo của chuyên gia! - Ảnh 3.

Pam air có khá nhiều trạm trên cả nước từ Bắc, Trung, Nam.

- Pam air có khá nhiều trạm trên cả nước từ Bắc, Trung, Nam. Đây là một sản phẩm của Việt Nam.

- Số liệu trên bản đồ là số liệu AQI hiện tại khi bạn xem.

- Muốn xem diễn biến theo giờ thì click vào một điểm sẽ ra biến trình có số liệu từng giờ.

- Nhược điểm: Chưa có xếp hạng (ranking) và chưa có số liệu thế giới.

3. Fairnet (có cả giao diện web và app)

Ô nhiễm không khí: Nên tham khảo chỉ số chất lượng không khí ở đâu và lời khuyến cáo của chuyên gia! - Ảnh 4.

Fairnet chỉ có số liệu của Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc.

- Fairnet chỉ có số liệu của Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc. Đây cũng là một sản phẩm của Việt Nam.

- Chỉ số chất lượng không khí trên bản đồ là số liệu AQI hiện tại khi bạn xem.

- FAirnet có 2 số liệu trong nhà và ngoài trời cùng một lúc để người xem có thể thấy rõ việc ra ngoài trời trong ngày ô nhiễm có hại như thế nào.

- Nhược điểm: Chỉ có số liệu của ít trạm.

4. Aqicn.org (dành cho những người hâm mộ trạm đại sứ quán Mỹ)

Ô nhiễm không khí: Nên tham khảo chỉ số chất lượng không khí ở đâu và lời khuyến cáo của chuyên gia! - Ảnh 5.

Đây là trang uy tín để có thể xem chỉ số chất lượng không khí ô nhiễm của rất nhiều điểm trên thế giới.

Đây là trang uy tín để có thể xem chỉ số chất lượng không khí ô nhiễm của rất nhiều điểm trên thế giới. Số liệu trên trang này khá chuẩn, trạm nào hỏng là báo No Data. Trang này cũng có bảng xếp hạng theo giờ của tất cả các điểm trên thế giới mà họ có.

- Nhược điểm: Trạm của Việt Nam hơi ít. Giao diện web, nếu ai chưa quen dùng sẽ hơi mất thời gian.

Để hiểu đúng những chỉ số chất lượng không khí, người dân cần chú ý những gì?

TS Hoàng Dương Tùng (Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường) nhận định, người dân có ý thức xem chỉ số chất lượng không khí (AQI) hàng ngày là rất tốt. Vì từ đó, mọi người sẽ ý thức hiểu biết hơn về tác hại của ô nhiễm không khí.

Những thông tin của hệ thống quan trắc không khí một phần cung cấp số liệu cho cơ quan quản lý. Phần khác, đây là thông tin rộng rãi có tính cảnh báo đến người dân.

Tuy nhiên, những trang web, app đo chất lượng không khí hiện nay xuất hiện rất nhiều. Điều đáng nói, độ chính xác đến đâu thì khó có thể kiểm định hết được. Do đó, người dân nên chọn đúng những trang đo chất lượng không khí được công nhận.

Ô nhiễm không khí: Nên tham khảo chỉ số chất lượng không khí ở đâu và lời khuyến cáo của chuyên gia! - Ảnh 7.

Ngay cả những trang chuẩn xác, mỗi trạm đo ô nhiễm không khí không thể khẳng định nó đại diện cho bán kính được bao xa. Vì nếu đặt ở nơi bằng phẳng, không có hoạt động đốt rác hay xả rác thải, nó có thể đại diện cho một vùng rộng.

Còn nếu ở đô thị, chỉ đại diện cho một phạm vi nhỏ vì nhà cửa san sát chắn gió. Hơn nữa, bà con mình thì đốt vàng mã, dùng bếp than tổ ong... Vì thế, ở đô thị càng nhiều trạm thì càng biết chính xác chất lượng không khí ở đó.

Vị chuyên gia này đặc biệt nhấn mạnh: "Chất lượng không khí được quy ước theo màu. Cứ nhìn theo màu kèm khuyến cáo ở mức độ kém, trung bình, độc hại hay vô cùng độc hại mà người dân cần cân nhắc việc ra ngoài đường. Trong đó, mức độ báo động đỏ ảnh hưởng đến sức khỏe tất cả mọi người, tốt nhất không ra ngoài đường".

Để chủ động phòng tránh ô nhiễm không khí nặng, người dân cần thường xuyên làm gì?

Theo TS Hoàng Dương Tùng, điều đầu tiên mà bạn cần làm mỗi ngày là theo dõi các kết quả về chỉ số chất lượng không khí. Nên theo dõi hàng ngày, thậm chí hàng giờ để quyết định có ra ngoài hay không và có biện pháp đi kèm.

Vị chuyên gia này nhận định, chỉ số chất lượng không khí ở Hà Nội đang ở mức rất ô nhiễm, người dân cần:

- Hạn chế ra ngoài vào giờ cao điểm ô nhiễm.

- Hạn chế đi tập thể dục buổi sáng vì trong quá trình tập, việc hít thở gấp khiến lượng bụi vào cơ thể nhiều hơn.

- Khi xe dừng đèn đỏ nên tắt máy, nhất là ở ngã tư.

Ô nhiễm không khí: Nên tham khảo chỉ số chất lượng không khí ở đâu và lời khuyến cáo của chuyên gia! - Ảnh 9.

- Đeo khẩu trang, che chắn mặt mũi, tay chân cẩn thận khi đi ra ngoài. Có thể lồng 2 khẩu trang y tế để đeo một lần giúp giảm thiểu hít phải bụi bẩn.

- Vào những ngày chỉ số chất lượng không khí nhiều điểm đỏ thì những người nhạy cảm về sức khỏe như trẻ em, người già không nên ra đường. Đặc biệt là vào buổi sáng.

Ngoài ra, người dân cũng nên có ý thức bảo vệ môi trường, bắt đầu từ việc hành động để giảm ô nhiễm theo những cách sau để giảm chỉ số chất lượng không khí:

- Tăng cường đi bộ, xe đạp, xe bus, giảm phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô riêng.

- Không đốt rơm rạ, không đốt rác, không đổ rác, đất cát ra đường, không đốt vàng mã...

- Bớt đổ đất, cát ra đường và xả rác thải ra biển cũng như không khí.

- Tự trồng thêm nhiều cây xanh phù hợp với địa phương, giữ gìn sạch sẽ chỗ ở của bản thân và gia đình.

Theo Trí Thức Trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống phòng không Patriot.

Nhận thêm Patriot để chặn Oreshnik?

GD&TĐ - Đức cùng Đan Mạch đã cung cấp cho Ukraine thêm 15 xe tăng Leopard, gửi một hệ thống IRIS-T SLS, một IRIS-T SLM và tăng cường Patriot.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.