Nền 'kinh tế bạc' lên ngôi

GD&TĐ - Theo báo cáo dân số năm 2023 của Chính phủ Singapore, công dân từ 65 tuổi trở lên chiếm gần 1/5 dân số, tăng 11,7% so với một thập kỷ trước.

Minh họa/INT
Minh họa/INT

Thực tế này kéo theo sự bùng nổ của nền “kinh tế bạc” với sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp, từ công ty khởi nghiệp về chăm sóc sức khỏe ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đến nền tảng mua sắm. Điều đó nghĩa là tập trung vào nhóm người cao tuổi.

Kênh CNBC cho biết, Singapore có tiềm năng thị trường dành cho dân số già thuộc hàng lớn nhất trong 15 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương.

Theo chỉ số năm 2020 của Aging Asia, công ty tư vấn thị trường Singapore, quốc đảo này là thị trường tiềm năng nhất cho người cao tuổi trong số 15 nước châu Á - Thái Bình Dương. Nền kinh tế bạc của đảo quốc dự kiến đạt trị giá 72,4 tỷ USD năm 2025.

Bà Vanessa Keng - đồng sáng lập Golden Concepts cho biết, thị trường dựa vào người già đang phát triển ổn định. Golden Concepts là nền tảng thương mại điện tử chuyên về các sản phẩm chăm sóc người cao tuổi.

“Ngày càng nhiều công ty tung ra các sản phẩm đa dạng, đào sâu ngách của thị trường. Ngày càng nhiều người cao tuổi mua sản phẩm cho bản thân hoặc cho bạn đời”, bà Keng cho biết. Cũng theo chuyên gia này, sự phát triển đó sẽ giúp khách hàng cao tuổi dễ dàng lựa chọn sản phẩm, loại hình dịch vụ phù hợp nhu cầu.

Nhiều công ty bắt đầu phát triển các sản phẩm hỗ trợ cuộc sống độc lập của người già. Họ tung ra thị trường các sản phẩm độc đáo như bấm móng tay có kính lúp, thìa cong hỗ trợ người cao tuổi để giúp cầm nắm dễ dàng hơn khi ăn uống.

Các công ty công nghệ trí tuệ nhân tạo hay Internet vạn vật (IoT) cũng đang tập trung phát triển các giải pháp chăm sóc người cao tuổi. Theo Bộ Y tế Singapore, khoảng 100 nghìn người cao tuổi nước này sẽ cần hỗ trợ trong ít nhất một hoạt động sinh hoạt hằng ngày vào năm 2030.

Các công ty công nghệ y tế Singapore đang kết nối bệnh nhân cao tuổi với bác sĩ thông qua ứng dụng di động, giúp theo dõi sức khỏe bệnh nhân từ xa. Một số công ty khởi nghiệp tung ra các sản phẩm công nghệ có thể phát hiện người cao tuổi bị ngã hoặc đang gặp nguy hiểm.

Người sáng lập Aging Asia - bà Janice Chia cho rằng, những người thuộc thế hệ “baby boomer” - hiện từ 60 đến 75 tuổi - vẫn là mục tiêu chính của các “doanh nghiệp bạc” trong một hoặc hai thập kỷ tới.

So với “thế hệ tiên phong” - thuật ngữ do Chính phủ Singapore đưa ra, dành cho những người từ 74 tuổi trở lên vào năm 2023, thế hệ “baby boommer” ở Singapore được hưởng nền giáo dục tốt hơn, có nhiều tiền tiết kiệm hơn và biết rõ hơn về các dịch vụ sinh hoạt. Họ cũng ý thức hơn về sức khỏe.

“Thái độ và hành vi độc đáo của họ sẽ quyết định sự thành công của các doanh nghiệp trên thị trường bạc. Họ chu cấp cho con nhiều hơn các thế hệ trước. Đồng thời, sẵn sàng chi tiêu cho bản thân và những trải nghiệm mới”, bà Chia nói.

Theo báo cáo của chi nhánh Ngân hàng Citibank tại Singapore, người tiêu dùng từ 65 tuổi trở lên có tốc độ tăng trưởng chi tiêu nhanh nhất so với các nhóm tuổi khác trong nền kinh tế đảo quốc sư tử.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.