NASA dùng “siêu nhiên liệu” để khám phá vũ trụ

GD&TĐ - Khi tên lửa SpaceX Falcon Heavy (STP-2) tiếp theo phóng lên khỏi Trung tâm Vũ trụ Kennedy (Mỹ) vào cuối tháng này, nó sẽ mang theo một loại nhiên liệu dành riêng cho tàu vũ trụ và an toàn hơn với con người, đồng thời cũng mạnh hơn nhiều so với loại nhiên liệu mà nó thay thế. NASA gọi nó là nhiên liệu xanh (hay còn gọi là siêu nhiên liệu) và nó có thể sẽ là thứ đưa con người lên sao Hỏa.

Các nhà khoa học của NASA đang thử nghiệm siêu nguyên liệu
Các nhà khoa học của NASA đang thử nghiệm siêu nguyên liệu

Sứ mệnh STP-2 dự kiến tiến hành vào ngày 24/6 sẽ là lần đầu tiên sử dụng nhiên liệu xanh mới. Đó là kết quả từ Sứ mệnh Tiêm truyền Nhiên liệu Xanh (GPIM) của NASA, dự án mang nhiệm vụ tạo ra một giải pháp thay thế cho các hệ thống đẩy bằng hóa chất thông thường. GPIM là nhiệm vụ trình diễn công nghệ được hiện thực hóa bởi Ban Giám đốc Sứ mệnh Công nghệ Vũ trụ (STMD) của NASA. Nó được thực hiện bởi nhóm các chuyên gia trong ngành công nghiệp của chính phủ Mỹ từ NASA, Ball Aerospace, Aerojet Rocketdyne và AFRL. GPIM là một trong hơn 20 vụ phóng vệ tinh và là một phần của nhiệm vụ Chương trình thử nghiệm không gian 2 (STP-2) của Bộ Quốc phòng, được quản lý bởi Trung tâm Hệ thống tên lửa và không gian của Không quân Mỹ.

Cụ thể, NASA muốn ngừng sử dụng hydrazine vì nó yêu cầu phải có “trang phục bảo hộ và bình oxy” khi xử lý. Thay vào đó, nhiên liệu mới sử dụng hỗn hợp nhiên liệu/chất oxy hóa hydroxyl ammonium nitrate, được gọi là AF-M315E. Khi ở trong không gian, NASA dự định sẽ chứng minh nhiên liệu xanh có hoạt động khi nó đẩy phương tiện thử nghiệm của GPIM theo thiết kế đã định.

AF-M315E cũng được kỳ vọng sẽ cải thiện hiệu suất tổng thể của phương tiện. Nhiên liệu này được đề cao hơn hydrazine, có nghĩa là có thể được lưu trữ nhiều hơn trong các thùng chứa có cùng thể tích. Ngoài ra, nó cung cấp một xung lực cụ thể hay lực đẩy được cung cấp cho mỗi lượng nhiên liệu nhất định cao hơn và có điểm đóng băng thấp hơn, cần ít năng lượng tàu vũ trụ hơn để duy trì nhiệt độ.

Bằng cách loại bỏ hydrazine và sử dụng nhiên liệu mới này, các rủi ro an toàn sẽ giảm đi. Do an toàn hơn khi con người phải tiếp cận, tàu vũ trụ có thể được cung cấp nhiên liệu ngay ở giai đoạn sản xuất, tiết kiệm được thời gian (từ vài tuần đến vài ngày) và qua đó còn cắt giảm được chi phí. Ưu điểm cuối cùng được cho là quan trọng nhất là, nhiên liệu xanh đậm đặc hơn nhiều so với nhiên liệu phụ thuộc hydrazine cũ. Nó cung cấp hiệu suất tốt hơn gần 50% có nghĩa là tàu vũ trụ có thể di chuyển xa hơn với cùng một lượng nhiên liệu, hay nói cách khác là cần ít nhiên liệu hơn để di chuyển cùng khoảng cách như trước đây.

Nhiên liệu hiệu suất cao hơn không chỉ là tin tốt đối với NASA và SpaceX, nó mở ra cơ hội cho các tàu vũ trụ nhỏ hơn như vệ tinh khối tận dụng lợi thế mới này. NASA cũng muốn chỉ ra rằng, nhiên liệu xanh mới sẽ giúp đưa con người trở lại Mặt trăng vào năm 2024 và thiết lập sự hiện diện bền vững của nhân loại ở trên đó vào năm 2028. Cuối cùng, nó có thể đóng vai trò quan trọng trong sứ mệnh đưa con người đến Sao Hỏa.

Đối với sứ mệnh STP-2, cũng như lần trình diễn đầu tiên của nhiên liệu mới, nó sẽ mang theo một loạt công nghệ và 24 vệ tinh bao gồm DSX, COSMIC-2, OCULUS, OTB, NPSAT, PROX-1 và một số vệ tinh khối Cubesat.

Theo Foxnews

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.