Cuộc đua cho năng lượng tái chế đã có một bước ngoặt tích cực. Thế giới giờ đang tăng nguồn năng lượng sạch lên mỗi năm hơn thay vì sử dụng than đá, khí đốt và dầu. Và không có lý do gì cho việc đó phát triển chậm lại.
Sự thay đổi diễn ra vào năm 2013, khi thế giới có thêm 143 Gigawatts năng lượng điện tái tạo, so với 141 Gigawatts trong những nhà máy mới sử dụng nhiên liệu hóa thạch, dựa trên một phân tích được trình bày vào thứ 3 tại hội nghị thường niên New Energy Finance của Bloomberg ở New York. Sự chuyển dịch này sẽ tiếp tục tăng nhanh, và vào năm 2030 mức năng lượng tái tạo sẽ được tăng thêm tới 4 lần.
“Hệ thống điện đang chuyển sang sử dụng các nguồn sạch”, Michael Liebreich, nhà sáng lập của BNEF, nói trong bài phát biểu của mình. “Mặc cho sự thay đổi trong giá dầu và khí đốt, năng lượng tái chế sẽ được sử dụng nhiều hơn năng lượng từ than đá và khí đốt”.
Khởi đầu của sự kết thúc
Khả năng sản xuất của những nguồn năng lượng (GW). Nguồn: Bloomberg New Energy Finance
Giá của năng lượng gió và năng lượng mặt trời tiếp tục giảm, và giờ đang bằng hoặc rẻ hơn giá lưới điện ở nhiều khu vực trên thế giới. Năng lượng mặt trời, nguồn năng lượng lớn mới nhất, chiếm ít hơn 1% thị trường điện ngày nay nhưng nó sẽ trở thành nguồn năng lượng lớn nhất của thế giới vào năm 2050, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế.
Câu hỏi giờ đây không còn là liệu thế giới có chuyển sang sử dụng năng lượng sạch nữa hay không, mà là bao lâu nữa thế giới sẽ hoàn toàn sử dụng chúng. Trong biểu đồ bên dưới, BNEF dự trù hàng tỷ USD cần được đầu tư mỗi năm để phòng chống những hậu quả nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu, được biểu diễn qua một định mức nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên hơn 2 o C.
Những đường màu xanh dương là những gì cần thiết (tỷ USD); và đường màu đỏ chỉ những gì được chi thực sự. Do cuộc khủng hoảng tài chính, nguồn tài trợ đã giảm đáng kể so với mục tiêu, theo BNEF.
Nguồn đầu tư cần thiết để giảm thiểu biến đổi khí hậu (Đơn vị: tỷ USD). Nguồn: Bloomberg New Energy Finance