Nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn ở huyện miền núi Bảo Lâm

GD&TĐ- Cùng với nâng cao chất lượng GD toàn diện, những năm qua, ngành GD&ĐT huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn.

Chất lượng giáo dục của trường PTDT Nội trú trung học cơ sở huyện Bảo Lâm ngày càng được nâng cao
Chất lượng giáo dục của trường PTDT Nội trú trung học cơ sở huyện Bảo Lâm ngày càng được nâng cao

Năm học 2023- 2024, toàn huyện Bảo Lâm có 31 giải học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9 cấp tỉnh, chất lượng giải xếp thứ nhất toàn tỉnh; 7 giải Hội khỏe phù đổng cấp tỉnh; các cuộc thi Olympic Tiếng Anh trên Internet, Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật, cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng đều có các em đạt giải cao.

Theo bà Lê Thị Phương Lan, Phó trưởng phòng GD&ĐT Huyện Bảo Lâm: Thực hiện kế hoạch và sự chỉ đạo của ngành giáo dục, ngay từ đầu năm học các trường học trực thuộc đã căn cứ điều kiện thực tiễn của đơn vị xây dựng kế hoạch, tổ chức các kỳ cuộc thi cấp trường để thành lập đội tuyển giáo viên, học sinh tham gia các kỳ cuộc thi; cử các giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm ôn luyện cho các đội tuyển học sinh. Từ đó nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng mũi nhọn.

Năm học 2023-2024 số lượng giáo viên và học sinh đạt giải trong các kỳ thi, cuộc thi từ cấp huyện trở lên có sự thay đổi lớn cả về lượng và chất; cho thấy công tác chỉ đạo của ngành đã đúng hướng và thực chất, phát huy được tiềm năng của các nhà trường

Là một trong những ngôi trường trọng điểm về chất lượng giáo dục mũi nhọn của của ngành GD&ĐT huyện Bảo Lâm, trong những năm gần đây, trường PTDT Nội trú trung học cơ sở huyện Bảo Lâm luôn giữ vững top đầu về số lượng học sinh đạt giải tại kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Riêng năm học 2023 - 2024, nhà trường có 21 em học sinh giỏi cấp tỉnh, 42 em học sinh giỏi cấp huyện và nhiều giải cao tại các cuộc thi như: Đấu trường Vioedu, sáng tạo trẻ, sáng tạo khoa học kỹ thuật…

Cô Giáo Nguyễn Hoàng Ngoan, Phó Hiệu trưởng trường PTDT Nội trú trung học cơ sở huyện Bảo Lâm chia sẻ: Ngay từ khi các em học sinh bước vào lớp 6, nhà trường đã khảo sát, lựa chọn những em có tố chất, năng lực vào đội tuyển học sinh giỏi trên cơ sở nhu cầu, sở thích của các em; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo từng tuần, từng tháng; lựa chọn giáo viên có năng lực, kinh nghiệm, tâm huyết tham gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi; tổ chức các cuộc thi cấp trường để lựa chọn đội tuyển dự thi cấp huyện, cấp tỉnh. Bên cạnh đó, nhà trường cũng kịp thời động viên, khuyến khích các em có kết quả tốt. Qua đó khơi dậy đam mê học tập của các em.

Các em học sinh tham gia cuộc thi sáng tạo KHKT cấp tỉnh.

Các em học sinh tham gia cuộc thi sáng tạo KHKT cấp tỉnh.

Em Sùng Văn Lâm, học sinh lớp 9B, trường trường PTDT Nội trú trung học cơ sở huyện Bảo Lâm nói: Năm học vừa qua em được giải nhì học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử, so với các bạn em thấy mình phải cố gắng nhiều hơn nữa để có được kết quả cao hơn.

Có thể thấy, kết quả đạt được trong phát triển giáo dục mũi nhọn của ngành GD&ĐT huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng thời gian qua đã khẳng định bước đi đúng hướng, vững chắc về công tác tuyển chọn, bồi dưỡng cho các em học sinh. Đây cũng là kết quả của sự quan tâm, chăm lo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan và nhân dân, cùng tinh thần nỗ lực phấn đấu của học sinh và sự chăm lo, đầu tư của gia đình, xã hội. Góp phần giảm sự chênh lệch giữa các địa phương và từng bước xây dựng nền giáo dục có chất lượng cao, mang tính bền vững.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.