Năm học tăng cường nguồn lực đầu tư, đổi mới cơ chế tài chính giáo dục

GD&TĐ - Theo tổng kết của Bộ GD&ĐT, năm học vừa qua, công tác xây dựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước cho toàn Ngành và các đơn vị tiếp tục được thực hiện công khai, dân chủ. 

Niềm vui tới lớp
Niềm vui tới lớp

Một số địa phương đã ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển giáo dục, nhất là chính sách cho giáo dục mầm non. Đó là các thành phố: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ; các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh,…

Bộ GD&ĐT đã tăng cường phối hợp kiểm tra việc phân bổ ngân sách giáo dục và đào tạo, thu và sử dụng học phí trong nhà trường, sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân và các tổ chức cho nhà trường, thực hiện kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên.

Phần lớn các chương trình, dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA có định hướng ưu tiên hỗ trợ tăng cường xây dựng, cải tạo, sửa chữa phòng học và cấp trang thiết bị cho các trường học, điểm trường tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là các em học sinh dân tộc thiểu số.

Đối với giáo dục phổ thông, trong giai đoạn 2008 - 2012 đã có gần 4.000 phòng học, trên 1.000 phòng thí nghiệm, gần 1.000 phòng học đa chức năng và thư viện, trên 500 phòng nội trú cho học sinh dân tộc thiểu số được nâng cấp hoặc xây mới bằng nguồn vốn các chương trình, dự án ODA.

Các Sở GD&ĐT đã thực hiện tốt Chương trình Mục tiêu Quốc gia về giáo dục và đào tạo, trong đó tiếp tục hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục miền núi, vùng dân tộc, vùng khó khăn, các trường chuyên...; 

Cùng đó, các ngành Giáo dục địa  phương tích cực tham mưu bố trí kinh phí thực hiện công tác phổ cập giáo dục và chống mù chữ; đầu tư kinh phí mua sắm thiết bị giáo dục mầm non cho lớp 5 tuổi; thiết bị dạy học ngoại ngữ tiểu học, trung học cơ sở.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ