Nam giới để điện thoại trong túi quần có bị vô sinh?

GD&TĐ - Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, sóng điện thoại gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, dẫn tới nguy cơ vô sinh ở nam giới.

Việc dùng điện thoại trong bao lâu, sử dụng như thế nào mới có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản vẫn còn là dấu hỏi lớn. Ảnh minh hoạ.
Việc dùng điện thoại trong bao lâu, sử dụng như thế nào mới có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản vẫn còn là dấu hỏi lớn. Ảnh minh hoạ.

Trong xã hội hiện đại, điện thoại di động có mặt ở khắp mọi nơi, trở thành vật bất ly thân đối với nhiều người. Ngay cả khi không sử dụng, nhiều người vẫn giữ thói quen để điện thoại bên cạnh hoặc cho vào túi quần.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, sóng điện thoại gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, dẫn tới nguy cơ vô sinh ở nam giới.

Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Bá Hưng - Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, thực tế điện thoại hoạt động sẽ phát sinh các sóng điện từ. Những sóng này có tác dụng đâm xuyên rất mạnh vào các mô, cơ quan của cơ thể.

“Nếu để điện thoại tiếp xúc quá nhiều với bộ phận sinh sản như tinh hoàn, sóng điện từ có khả năng làm tăng nhiệt độ, tăng biến đổi cấu trúc. Từ đó, làm tăng số lượng gốc tự do, biến đổi phân tử ADN, cấu trúc nhiễm sắc thể. Qua đó, ít nhiều làm sai lệch cấu trúc di truyền của tinh trùng”, bác sĩ Hưng nhận định.

Tuy nhiên, việc dùng điện thoại trong bao lâu, sử dụng như thế nào mới có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản vẫn còn là dấu hỏi lớn. Chuyên gia dẫn chứng, các nhà nghiên cứu vẫn liên tục công bố những lý lẽ nhằm thuyết phục công chúng, nhưng lại chưa thể đưa ra một cách đầy đủ chứng cứ khoa học.

"Rõ ràng, công dụng và vai trò của các thiết bị di dộng là vấn đề không phải bàn cãi. Tuy nhiên, đây là lời cảnh báo để chúng ta đánh giá lại về thói quen sử dụng điện thoại của bản thân và những người xung quanh", bác sĩ Hưng khuyến cáo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Mùa hoa cải thường rơi vào khoảng giữa tháng 11 đến tháng 12…

Rực rỡ hoa cải vàng khoe sắc bên sông

GD&TĐ - Mùa này, những cánh đồng cải vàng ven dòng sông Đuống, ở các thôn: Chi Đông, Chi Nam, Gia Lâm (xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội), đang bung nở rực rỡ.

Prompt đang trở thành một nghề mới trong lĩnh vực AI. Ảnh: Jakub Jirsak/Law.

Bình dân học vụ AI

GD&TĐ - Với mong muốn ‘Bình dân học vụ AI, phổ cập AI’, Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông tổ chức khóa đào tạo ngắn hạn về Prompt Engineering.