Năm 2020 giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh 2,28 triệu người

GD&TĐ - Mặc dù chịu ảnh hưởng đại dịch Covid-19, nhưng ngành Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, tạo đột phá mạnh mẽ, kết quả tuyển sinh đạt 2,28 triệu người,...

TS Trương Anh Dũng - Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp chủ trì hội nghị
TS Trương Anh Dũng - Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp chủ trì hội nghị

Ngày 28/12, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021.

Báo cáo tại Hội nghị, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Nguyễn Thị Việt Hương cho biết: Theo tổng hợp báo cáo kết quả tuyển sinh năm 2020, cả nước tuyển được 2.280 nghìn người, đạt 100,9% kế hoạch năm. Trong đó, tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng 580 nghìn người; tuyển sinh trình độ sơ cấp và các hình thức đào tạo nghề nghiệp khác 1.700 nghìn người, đạt 101,2% kế hoạch năm.

Năm 2020, Tổng cục đã xây dựng, trình ban hành Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới;

Quyết định số 897/QĐ-TTg ngày 26/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Thông tư số 07/TT-BLĐTBXH ngày 12/10/2020 quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực GDNN; tổ chức xây dựng Đề án quy hoạch mạng lưới, chiến lược phát triển GDNN;...

Phó tổng cục trưởng Tổng cục GDNN Nguyễn Thị Việt Hương phát biểu tại hội nghị
Phó tổng cục trưởng Tổng cục GDNN Nguyễn Thị Việt Hương phát biểu tại hội nghị

Năm 2020 ngành đã sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở GDNN theo hướng mở và linh hoạt đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Bảo đảm quy mô, cơ cấu và hợp lý về ngành nghề, trình độ đào tạo, chuẩn hoá, hiện đại hoá. Đến hết năm 2020, cả nước đã giảm 6% số cơ sở GDNN công lập so với năm 2017, kết quả này bảo đảm mục tiêu giảm số lượng đơn vị sự nghiệp công lập đến hết năm 2021 của Nghị quyết 19-NQ/TW.

Đã tổ chức xây dựng, ban hành 180 chuẩn đầu ra của 90 nghề trọng điểm, đặc thù nâng tổng số lượng chuẩn đầu ra được ban hành lên 600 bộ ở 300 ngành, nghề. Việc xây dựng chuẩn đầu ra có sự gắn kết tốt giữa GDNN với doanh nghiệp.

Hoàn thành việc chuyển giao 34 bộ chương trình đào tạo cho 34 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế từ Úc và CHLB Đức, tiến hành đào tạo thí điểm cho sinh viên trình độ cao đẳng, khi tốt nghiệp được cấp 2 cao đẳng của Việt Nam và bằng của Úc hoặc Đức...

Các đại biểu tham dự hội nghị
Các đại biểu tham dự hội nghị

Năm 2021 ngành phấn đấu tuyển sinh 2,5 triệu người, trong đó: cao đẳng 260 nghìn người; trung cấp 340 nghìn người, sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác 1.900 nghìn người.

Tạo chuyển biến mạnh mẽ về số lượng, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp, nhất là đào tạo chất lượng cao theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp cho thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

"Giai đoạn 2016-2020 tuyển sinh GDNN đạt 11.077 nghìn người, đạt 103% kế hoạch, tăng hơn 21% so với kết quả thực hiện giai đoạn 2011-2015, vượt kế hoạch được giao của giai đoạn 2016-2020. Trong đó, trình độ cao đẳng và trung cấp đạt 2.472 ngàn người, sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác đạt 8.605 ngàn người. Tốt nghiệp GDNN đạt 10.212 ngàn người, đạt 108% kế hoạch. Trong đó, trình độ cao đẳng và trung cấp đạt 1.993 ngàn người; sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác đạt 8.219 ngàn người."

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.