Trong tương lai, ưu thế quân sự sẽ phụ thuộc một phần vào tốc độ bay và thời gian bay vào vũ trụ.
Đó là một trong những qui tắc chỉ dẫn đằng sau một dự án cấp cao của Lầu Năm Góc để phát tiển tàu vũ trụ có thể phóng các vệ tinh trọng tải nhỏ vào quỹ đạo thấp của Trái Đất trong thời gian ngắn, với chi phí thấp hơn.
Dự án tàu bay vũ trụ XS-1 (Tàu bay vũ trụ thực nghiệm) của hãng Boeing, mang tên "Phantom Express", đã được "bật đèn xanh" trong tuần này bởi Cơ quan nghiên cứu dự án Quốc phòng Cấp cao (DARPA).
Chiếc XS-1 được thiết kế để nhanh chóng đưa vệ tinh nặng tới 3.000 pound (1.360 kg) lên quỹ đạo với chi phí 5 triệu USD hoặc ít hơn, phóng từ mặt đất, triển khai một mô đun nhỏ ở giai đoạn tiếp theo và hạ cánh như một chiếc máy bay truyền thống – yếu tố quan trọng ở đây là tái sử dụng và giảm chi phi vận hành.
DARPA cũng có một chương trình riêng để phóng các vệ tinh nặng khoảng 100 pound (45 kg) với chi phí dưới 1 triệu USD cho mỗi lần phóng, sử dụng máy bay chuyên chở thông thường.
"XS-1 không phải là một chiếc máy bay truyền thống hay phương tiện phóng thông thường mà là một sự kết hợp cả hai, với mục tiêu giảm chi phí phóng vệ tinh xuống 10 lần và thay thế quãng thời gian phải chờ đợi lâu dài khó chịu hiện tại bằng phóng vệ tinh bất cứ khi nào theo yêu cầu" Jess Spoonable, quản lý chương trình của DARPA, cho biết.
"Khi hầu hết mọi người nghĩ về máy bay siêu thanh, nhiều người tin rằng nó sẽ phải to lớn, đắt tiền và kỳ lạ"
Phantom Express sẽ được trang bị động cơ AR-22 của Công ty Aerojet Rocketdyne, phiên bản mới hơn của bộ ba động cơ chính trang bị trên tàu con thoi của NASA.
Boeing sẽ thiết kế và chế tạo máy bay này cho đến năm 2019, bao gồm 10 động cơ đốt nhiên liệu trong hơn 10 ngày, tiếp theo sẽ thực hiện 12 đến 15 thử nghiệm vào năm 2020. Phát ngôn viên của Boeing đã từ chối bình luận về chi phí của dự án.
Vượt xa hơn yêu cầu của quân đội với tàu bay vũ trụ, một tàu bay như vậy có thể sẽ mang lại sức hấp dẫn rất lớn cho các công ty thương mại, phần lớn trong số đó đang có kế hoạch phóng hàng loạt các vệ tinh cỡ nhỏ.
Các công ty này không cần khả năng tải trọng lớn, hoặc chi phí đắt đỏ, giống như phóng các vệ tinh truyền thống do United Launch Alliance, liên doanh Boeing-Lockheed Martin bán, hoặc Arianespace hoặc SpaceX của Elon Musk bán.
XS-1 cũng được xem như một phương tiện thúc đẩy kỹ thuật thiết kế khung máy bay cao cấp có khả năng bay siêu thanh, gấp khoảng từ 5 đến 10 lần vận tốc Mach 1, vận tốc siêu thanh ở mực nước biển (khoảng 1.234 km/h ). Trong lịch sử, những thiết kế này đã bị thách thức do ma sát rất lớn và nhiệt độ gia tăng ở tốc độ Mach cao hơn.
Bên cạnh bước tiến vào không gian, một máy bay với tốc độ siêu thanh mang lại cho Lầu Năm Góc một khả năng mới - một chiếc máy bay có thể triển khai ở bất cứ đâu trên thế giới trong vòng chưa đầy ba giờ đồng hồ.
"Khi hầu hết mọi người nghĩ về máy bay siêu thanh, nhiều người tin rằng nó sẽ phải to lớn, đắt tiền và kỳ lạ", Lockheed Martin nói. "Đã đến lúc chúng ta thay đổi nhận thức đó".
Nhà thầu quốc phòng đang cố gắng thực hiện với thế hệ tiếp theo của máy bay Blackbird SR-71, một con quỷ tốc độ thời Chiến tranh Lạnh có thể bay với tốc độ Mach 3, làm nhiệm vụ trinh sát cực kỳ quan trọng cho Không lực Hoa Kỳ cho đến cuối những năm 1990, thời điểm nó được "nghỉ hưu". SR-71 vẫn giữ nhiều kỷ lục về tốc độ và độ cao.
Dự án Lockheed Skunk Works mới, được gọi là SR-72, là một đề xuất ảo tưởng về một máy bay không người lái, tuần tra ở vận tốc Mach 6 - gần gấp đôi tốc độ bay 3.701 km/h của SR-71 - có nghĩa là "quân địch sẽ không có thời gian để phản kháng hoặc ẩn nấp", Lockheed Martin cho biết trong các tài liệu quảng cáo của hãng. Phát ngôn viên của Skunk Works từ chối bình luận về các dự án siêu thanh.
Concept máy bay SR-72
Theo công ty, chiếc SR-72 sẽ được đưa vào hoạt động năm 2030 với giá dưới 1 tỷ USD, đang được chào bán nhiều năm qua.
Trước đây, Boeing đã thử nghiệm bay siêu thanh với máy bay X-51 WaveRider của hãng, một nền tảng động cơ siêu thanh cỡ nhỏ, được thả từ máy bay ném bom B-52, đã bay thử nghiệm lần cuối vào năm 2013 qua Thái Bình Dương.
Chiếc X-51 đạt vận tốc tối đa Mach 5, khoảng 6.437 km/h. Trong những năm 1960, NASA đã thí nghiệm với chiếc X-15 có người lái, ở độ cao hơn mực nước biển, chương trình bay siêu thanh nhằm thông báo các sứ mệnh không gian trong tương lai.
Năm 1967, chiếc X-15 đạt kỷ lục ở vận tốc Mach 6,7 (7.274 km/h) ở độ cao hơn 102.000 feet (31 km).