Theo ông, ông đồng ý thiên về quan điểm rằng việc Mỹ thoát khỏi Hiệp ước INF mục đích chính là tăng cường tiềm năng tên lửa không phải ở châu Âu, mà là ở châu Á gần biên giới của chính đối thủ địa chính trị - Trung Quốc.
“Cần lưu ý rằng Hoa Kỳ xây dựng tiềm năng tên lửa không chỉ ở Đông Nam Á, mà còn ở Đông Bắc Á. Đồng thời, trong một tình huống nhất định không thể loại trừ việc Hoa Kỳ sẽ triển khai các hệ thống tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở châu Âu", ông nói bên lề hội nghị diễn đàn Luxembourg về phòng chống thảm họa hạt nhân.
Theo ông, hệ thống chống tên lửa mặt đất Aegis Ashore được triển khai ở Romania đã có khả năng phóng tên lửa hành trình Tomahawk với tầm bắn hơn 2,4 nghìn km và trong năm 2020 một hệ thống tương tự sẽ được triển khai ở Ba Lan.
Vào đầu năm nay, Hoa Kỳ tuyên bố đơn phương rút khỏi Hiệp ước INF vì cho rằng Nga vi phạm hiệp ước trong thời gian dài. Theo Hoa Kỳ tên lửa 9M729 – phiên bản nâng cấp của tên lửa 9M728, một phần của tổ hợp Iskander-M có phạm vi tối đa vượt quá 500 km, là đối tượng của INF. Phía Nga phủ nhận những cáo buộc này.
Xung quanh vấn đề Hiệp ước INF Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định: Nga cũng đình chỉ tham gia hiệp ước và bắt đầu phát triển các hệ thống tên lửa bị cấm theo thỏa thuận. Tuy nhiên, chúng chỉ để đáp lại những động thái tương tự của Washington.
Trong khuôn khổ thỏa thuận giữa Liên Xô và Hoa Kỳ, họ cam kết không thử và không triển khai tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung (từ 1.000 đến 5.500 km) và tầm ngắn (từ 500 đến 1.000 km).
Liên Xô đã phá hủy 1846 tên lửa, phía Hoa Kỳ - ít hơn một nghìn, nhưng có thể gọi là sự trao đổi số lượng với chất lượng bởi tên lửa hành trình của Mỹ đe dọa trực tiếp lãnh thổ của Liên Xô và có độ chính xác cao hơn.