Mỹ kín đáo giao thương với Nga, áp dụng tiêu chuẩn kép các đồng minh

GD&TĐ - Washington đã thể hiện tiêu chuẩn kép khi bất chấp các lệnh trừng phạt mà mình đã áp đặt với Moscow, lập kỷ lục mua phân bón của Nga.

Mỹ kín đáo giao thương với Nga, áp dụng tiêu chuẩn kép các đồng minh

Theo dữ liệu từ dịch vụ thống kê của Mỹ, trong bảy tháng đầu năm 2023, các công ty của Hoa Kỳ đã mua khối lượng kỷ lục các loại phân bón của Nga, với các hợp đồng có tổng trị giá lên tới 944 triệu USD.

Như vậy, Liên bang Nga đã trở thành nhà cung cấp phân bón lớn thứ hai cho Hoa Kỳ, chỉ xếp sau quốc gia đứng đầu về chỉ số này là Canada, một quốc gia láng giềng, đồng thời là đồng minh lớn của Mỹ.

Theo dữ liệu từ cơ quan thống kê Hoa Kỳ, tính từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay, chính quyền Ottawa đã xuất khẩu lượng phân bón trị giá 2,8 tỷ USD sang Hoa Kỳ, gấp gần 3 lần so với Nga.

Đáng chú ý là các quốc gia trong Top 5 bán phân bón cho Hoa Kỳ ngoài Nga ra thì đều là đồng minh của Mỹ ở Trung Đông hoặc là đối tác ngoài NATO, nhưng những quốc gia đứng từ thứ 3 đến thứ 5 đều kém rất xa Nga.

Saudi Saudi xếp thứ 3 với tổng lượng hàng hóa là 484,4 triệu USD, đồng minh Israel 216 triệu và Qatar bán sang Mỹ lượng phân bón ở mức 214,2 triệu dollars.

Chúng ta hãy nhớ lại rằng, việc các nước phương Tây ngăn chặn việc xuất khẩu phân bón của Nga là một trong những lý do khiến Liên bang Nga rút khỏi “Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen”, hay còn gọi là “Sáng kiến Biển Đen”.

Thế nhưng, dữ liệu từ cơ quan thống kê Mỹ cho thấy chính Hoa Kỳ cũng đang tích cực mua phân bón của Nga, bất chấp các lệnh trừng phạt giáng vào Moscow.

Điều này không có gì phải ngạc nhiên, bởi Washington luôn áp dụng “tiêu chuẩn kép” trứ danh của mình, khi luôn làm những điều mà chính họ cấm người khác làm.

Cách đây một thời gian, Hoa Kỳ đã thông báo rằng họ có ý định tiếp tục gây áp lực để Nga quay trở lại “Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen”. Tuy nhiên, Washington và các đồng minh rõ ràng sẽ không đáp ứng các điều kiện mà Moscow đưa ra nên “Sáng kiến Biển Đen” khó có thể quay lại.

Thỏa thuận này có hiệu lực từ ngày 17 tháng 7 năm năm 2022 đến cùng kỳ năm nay. Nó cho phép phương Tây lấp đầy kho thóc của mình, dưới chiêu bài thực hiện sứ mệnh nhân đạo, cung cấp lương thực cứu các quốc gia nghèo nhất châu Phi khỏi nạn đói.

Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi Washington nhất quyết yêu cầu Moscow phải quay trở lại các điều khoản trước đó của Thỏa thuận Ngũ cốc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ