Mỹ - Iran bên bờ vực chiến tranh: Hai bên đều có đường lùi

Mỹ - Iran bên bờ vực chiến tranh: Hai bên đều có đường lùi

Mỹ chọn trừng phạt kinh tế

Vào buổi trưa 8/1 (giờ Mỹ), mở đầu bài phát biểu, Tổng thống Donald Trump khẳng định, không có người Mỹ và người Iraq bị thương vong sau 2 cuộc tấn công của Iran.

“Người Mỹ nên biết ơn và cảm thấy hạnh phúc vì không ai trong số những người Mỹ bị thương trong vụ tấn công của Iran. Tất cả các binh sĩ của chúng ta đều an toàn và chỉ có thiệt hại tối thiểu” - Tổng thống Donald Trump tuyên bố.

Ông Trump nhấn mạnh rằng, Mỹ không bị thiệt hại là nhờ hệ thống cảnh báo sớm “hoạt động hoàn hảo”. Cũng theo lời Tổng thống Mỹ, “Hoa Kỳ sẽ ngay lập tức áp dụng các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với chế độ Iran.

Và chúng sẽ vẫn có hiệu lực cho đến khi Iran thay đổi hành vi của mình”. Mỹ không muốn sử dụng sức mạnh quân sự của mình vì tiềm năng kinh tế là yếu tố ngăn chặn tốt nhất đối với Iran - RIA Novosti đưa tin.

Tổng thống Mỹ khẳng định rằng, ông sẽ không cho phép Iran có vũ khí hạt nhân.

“Chừng nào tôi còn là Tổng thống, Iran sẽ không được phép có vũ khí hạt nhân” - ông Trump nhấn mạnh. Trong tuyên bố của mình, Tổng thống Mỹ cũng đề nghị Iran từ bỏ tham vọng hạt nhân và ngừng hỗ trợ khủng bố, đồng thời bảo đảm cho các nước rút khỏi Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) về chương trình hạt nhân Iran và thực hiện một thỏa thuận mới.

“Đã đến lúc Anh, Đức, Pháp, Nga và Trung Quốc nhận ra thực tế này. Họ phải thoát ra khỏi những gì còn lại của JCPOA, và tất cả chúng ta phải làm việc theo thỏa thuận mới với Iran. Thỏa thuận mới sẽ khiến thế giới trở thành một nơi an toàn và hòa bình hơn” - ông Trump khẳng định. Tổng thống Mỹ yêu cầu NATO tham gia tích cực hơn vào việc giải quyết các vấn đề của Trung Đông.

“Quân đội Mỹ đã sẵn sàng cho mọi thứ, nhưng Iran dường như đang lùi bước, điều này tốt cho tất cả các bên liên quan và rất tốt cho toàn thế giới” - ông Trump nói. Tổng thống Mỹ nhấn mạnh rằng, Mỹ sẵn sàng chấp nhận hòa bình với Iran. Theo Fox News, Tổng thống Mỹ tuyên bố rằng ông sẽ không tìm cách leo thang với Iran, nhưng sẽ tiếp tục chiến dịch gây áp lực tối đa.

Ngoại giao góp phần ngăn chặn chiến tranh

Cả Mỹ và Iran có lẽ đều không muốn chiến tranh, tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước, các hoạt động ngoại giao đóng vai trò quan trọng. Ngay sau chiến dịch ám sát tướng Soleimani của Mỹ, Tổng Thư ký LHQ Antoniu Guterres đã kêu gọi các nhà lãnh đạo Mỹ và Iran kiềm chế tối đa để ngăn chặn một cuộc chiến tiếp theo ở Vịnh Ba Tư.

Trong khi đó, Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan có cuộc họp khẩn ở Istanbul. Tại đây, hai Tổng thống đã lên tiếng ủng hộ giải quyết tất cả các vấn đề ở khu vực Vịnh Ba Tư bằng các phương pháp hòa bình.

“Chúng tôi coi hoạt động của Mỹ chống lại chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Qassem Soleimani và những người xung quanh ông ta ở Baghdad, vào ngày 3/1/2020 là một hành động phá hoại an ninh và ổn định trong khu vực” - tuyên bố chung của Tổng thống Nga và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nêu rõ.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, căng thẳng giữa Mỹ và Iran đã đến độ “không mong muốn” và bày tỏ hy vọng rằng chiến tranh sẽ xảy ra. Ankara bằng con đường ngoại giao nỗ lực để giảm căng thẳng và mang lại hòa bình cho khu vực.

Về phần mình, Iraq kêu gọi Iran và Hoa Kỳ “kiềm chế, tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng nhà nước Iraq và các quyết định của chính phủ nước này” - TASS đưa tin. Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng kêu gọi các bên kiềm chế để tránh một cuộc chiến đẫm máu.

Điều đáng nói là đại diện của đảng Dân chủ, những người chiếm đa số trong Quốc hội Mỹ không cho phép Tổng thống phát động chiến tranh với Iran.

Theo Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham đã gọi cuộc tấn công tên lửa của Iran vào các căn cứ của Mỹ ở Iraq là “một hành động chiến tranh”.

“Tổng thống có tất cả các quyền mà ông cần để đáp trả”, ông Graham, thành viên đảng Cộng hòa của bang Nam Carolina và một trong những đồng minh hàng đầu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện Mỹ nói thêm. Tuy nhiên, Thượng nghị sỹ Graham đã không phác thảo cụ thể những bước tiếp theo mà ông cho rằng Tổng thống Donald Trump nên tập trung vào việc “khôi phục sự răn đe” của Mỹ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.