Những giàn hỏa táng đã thắp sáng bầu trời đêm ở những thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất của Ấn Độ và quốc gia này đã lập kỷ lục toàn cầu với 350.000 ca nhiễm mới mỗi ngày. Theo các chuyên gia, với tình trạng dịch bệnh hiện nay ở Ấn Độ, con số này vẫn chưa phản ánh đúng thực tế.
Các hạn chế xuất khẩu thuộc Đạo luật Sản xuất Quốc phòng mà cựu Tổng thống Donald Trump đã viện dẫn trong những ngày đầu của đại dịch và Tổng thống Biden đã áp dụng từ tháng 2 để tăng cường sản xuất vắc-xin ở Mỹ.
Ned Price - người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Trước hết, Mỹ đang tham gia vào một nỗ lực đầy tham vọng và hiệu quả. Cho đến nay, chúng tôi đã thành công trong việc tiêm chủng cho người dân Mỹ.”
Ấn Độ là nền dân chủ đông dân nhất thế giới đồng thời cũng là đối tác quan trọng của Mỹ, đặc biệt vào thời điểm quan hệ với Trung Quốc đang ở mức thấp.
Ông Price tiếp tục: “Tất nhiên, chúng tôi không chỉ quan tâm đến việc tiêm chủng.”
Ấn Độ cũng đã hạn chế xuất khẩu vắc-xin nội địa để đáp ứng nhu cầu trong nước. Điều đó có thể khiến chiến dịch tiêm chủng ở châu Phi - nơi chiếm 17% dân số thế giới và phụ thuộc vào vắc-xin Ấn Độ phải tạm dừng.
Tại Mỹ, các sở y tế đã bắt đầu đóng cửa một số điểm tiêm chủng hàng loạt do thiếu khách hàng và một số quận đang giảm lượng vắc xin xuất xưởng.
Theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh và Phòng ngừa về số liệu tiêm chủng trung bình trong 7 ngày của Mỹ trong thời gian gần đây, số lượt tiêm chủng giảm xuống còn 2,86 triệu liều hàng ngày từ mức cao nhất là 3,38 triệu.
Jeffrey D. Zient - điều phối viên nhóm xử lý virus corona của Nhà Trắng thừa nhận rằng tốc độ tiêm chủng trên toàn quốc sẽ giảm xuống, nói: “Chúng tôi dự đoán rằng tỷ lệ tiêm chủng hàng ngày sẽ ở mức trung bình và dao động.”