1. Tiếp xúc với môi trường độc hại
Nếu như bạn phải làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm, tiếp xúc với nhiều hóa chất, đây không phải là thời điểm lý tưởng để thụ thai. Bởi khi bà mẹ mang thai tiếp xúc với các loại hóa chất, có thể phải đối mặt với các nguy cơ:
- Thai nhi bị dị tật
- Trẻ có thể trạng yếu
- Sinh non, sẩy thai
Trong trường hợp này, nếu có ý định có con, bạn nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ.
2. Sau khi ngừng thuốc tránh thai
Sau khi ngừng thuốc tránh thai là thời điểm không nên thụ thai, bởi trong quá trình dùng thuốc tránh thai, cơ thể phụ nữ có sự thay đổi về hormone. Dù sau khi ngừng thuốc, việc tránh thai không còn hiệu quả Nhưng những sự thay đổi do thuốc gây ra vẫn có tác động tới thai nhi.
Chính vì thế, sau khi ngừng thuốc tránh thai khoảng 3 tháng, bạn hãy nên có thai.
3. Những ngày du lịch trăng mật
Theo các chuyên gia, các cặp vợ chồng không nên thụ thai vào những ngày đi du lịch trăng mật. Do toàn bộ thói quen sinh hoạt bị đảo lộn, dễ khiến cơ thể mệt mỏi. Cùng với đó, điều kiện ăn ở vệ sinh không đảm bảo, có thể phát sinh một số bệnh về đường hô hấp hoặc tiêu hóa hoặc khác biệt về khí hậu sẽ dẫn tới cảm mạo, trúng gió…
Đây đều là những yếu tố bất lợi cho việc mang thai.
4. Sau khi tháo vòng tránh thai
Sau khi tháo 2-3 tháng, cổ tử cung ổn định sẽ là thời điểm thích hợp để mang thai.
5. Sau khi sẩy thai, đẻ non
Sau khi sẩy thai, đẻ non là thời điểm không nên thụ thai vì sau thời điểm này, tử cung của phụ nữ bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu có thai ngay sau đó có thể dẫn đến tình trạng giống như lần trước.
Tùy vào thể trạng của từng người phụ nữ mà các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về thời điểm thích hợp để mang thai.