Mùa “hồi sinh” dòng nhạc cách mạng

GD&TĐ - Giới trẻ ngày nay hiện có nhiều điều kiện để tiếp cận với các dòng nhạc khác nhau, thế nhưng nhạc truyền thống cách mạng vẫn là một trong những dòng nhạc có sức sống bền bỉ và mạnh mẽ trong lòng công chúng.

Ca sĩ Phạm Anh Khoa và Ngọc Khuê trong chương trình Giai điệu tự hào
Ca sĩ Phạm Anh Khoa và Ngọc Khuê trong chương trình Giai điệu tự hào

Vào những ngày lễ lớn trong năm, ca khúc truyền thống cách mạng
đang làm nên mùa vàng góp phần làm “hồi sinh” dòng nhạc cách mạng.

Nở rộ chương trình ca nhạc

Gần đây trên chương trình “Giai điệu tự hào” thực hiện trên cơ sở Việt hóa format chương trình truyền hình “Tài sản quốc gia” đình đám của truyền hình Nga đang đón nhận rất nhiều sự quan tâm và yêu thích của khán giả.

Trải qua một năm với 11 số phát sóng, “Giai điệu tự hào” đã gửi tới khán giả truyền hình hơn 70 ca khúc đi cùng năm tháng, trong đó có 22 ca khúc được khán giả tại trường quay và khán giả xem truyền hình bình chọn nhiều nhất.

Trong tháng 3, “Giai điệu tự hào” không chỉ giới thiệu những khúc hát ru, ngợi ca tình mẫu tử thuần túy mà ẩn sâu trong từng ca khúc còn là biểu tượng của đất nước, Tổ quốc thiêng liêng như Màu hoa đỏ, Huyền thoại mẹ, Đất nước lời ru; Mẹ yêu con; Ru con mùa đông... được trình bày bởi các ca sĩ Bảo Yến; Ái Vân; Thanh Lam, Phạm Thu Hà; Thái Châu; Đông Hùng.

Dự kiến số tháng 4 xoay quanh chủ đề Bác Hồ gồm những
ca khúc nổi tiếng về tình cảm của Bác Hồ đối với miền Nam và lòng yêu kính của đồng bào, chiến sĩ miền Nam đối với Bác.

Sắp tới đây, nhạc truyền thống cách mạng có những điểm nhấn đặc biệt được diễn ra với quy mô toàn quốc. Đó là cuộc thi “Những
bài ca đi cùng năm tháng” (khởi động vào đầu tháng 4) do Cục Văn hóa cơ sở Bộ VH, TT&DL tổ chức.

Ngoài ra, chương trình “Những bài hát còn xanh”, “Tuổi 20 hát” là chuỗi chương trình truyền hình góp phần làm “hồi sinh” dòng nhạc cách mạng, đang được khán giả đón nhận nồng nhiệt.

Chưa bao giờ bị lãng quên

Theo đạo diễn Đinh Trung Cẩn thì “Từ những chương trình được tổ chức dài hơi theo chuỗi hay những chương trình mang tính riêng lẻ, điểm chung là khơi gợi những xúc cảm hào hùng của dân tộc bằng âm nhạc.

Những ca khúc đã rất quen thuộc với khán giả lại được vang lên trên sân khấu chuyên nghiệp hay buổi diễn lưu động qua những giọng ca hàng đầu của dòng nhạc này hoặc những người hát phong trào.

Dòng nhạc truyền thống cách mạng chưa bao giờ bị lãng quên, cũng chưa từng bùng cháy ở thời bình nhưng năm nay chính là thời điểm để rực sáng”.

Trong những năm giữa và cuối thế kỉ XX, Giai điệu của những ca khúc Chào em cô gái Lam Hồng, Nổi lửa lên em, Trường Sơn đông – Trường Sơn tây… luôn được cất cao trên khắp các nẻo đường đất nước.

Ngày nay, khi đất nước thanh bình, những ca khúc ấy lại vang lên trong những chương trình này đã làm “sống lại” những âm vang hào hùng của lịch sử và giúp dòng nhạc cách mạng gần gũi hơn với khán giả.

Không đơn thuần phục vụ mục đích giải trí, sân chơi ca nhạc này là nơi những người lớn tuổi được trở về với kí ức của một thời hoa lửa và những người trẻ được truyền cảm hứng từ lịch sử, “tiếp lửa” tình yêu, niềm tự hào dân tộc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.