Một số vitamin “tiếp tay” cho khối u ung thư phát triển

Thông thường có nhiều loại vitamin có khả năng phòng chống ung thư, nhưng ngược lại cũng có nhiều loại vitamin không những không góp phần ngăn chặn sự phát triển của ung thư mà lại “tiếp tay” cho các tế bào ác tính có điều kiện thuận lợi để nhanh chóng lớn lên và di căn đến nhiều nơi khác.
Một số vitamin “tiếp tay” cho khối u ung thư phát triển

Vitamin B 1 là loại vitamin không thuộc diện chống chỉ định cho những bệnh nhân ung thư nhưng phải hết sức thận trọng khi dùng cho các bệnh nhân này. Một số bệnh nhân ung thư như bệnh ung thư máu (bệnh bạch cầu), bệnh ung thư đường tiêu hóa và một số khối u ác tính tiến triển nhanh đều gây ra hậu quả thiếu hụt vitamin B 1 . 

Vì vậy, người bệnh ung thư thường được bác sĩ chỉ định cho dùng bổ sung vitamin B 1 trong quá trình điều trị. Nhưng nếu dùng quá nhiều vitamin B 1 cho bệnh nhân ung thư thì lại gây ra sự tăng trưởng của các khối u làm cho ung thư tiến triển mau hơn.

Vitamin B 12 có khả năng làm cho các tế bào tăng trưởng mạnh, vì thế bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu hồng cầu to sau khi được điều trị bằng vitamin B 12 đã nhanh chóng hồi phục. Về mặt cơ chế bệnh sinh, ung thư cũng là một căn bệnh mà sự phát triển các tế bào ác tính là vô tổ chức và không thể kiểm soát nổi. 

Các thuốc điều trị ung thư đều nhằm tiêu diệt tế bào hoặc là kìm hãm sự phát triển của chúng. Nhưng vitamin B 12 lại tác dụng ngược lại kích thích các tế bào phát triển nhanh hơn. Vì vậy, việc dùng vitamin B 12 cho bệnh nhân ung thư chỉ là làm cho bệnh càng tiến triển nhanh hơn mà thôi.

Ngoài ra những người mắc bệnh tim mạch, nếu uống vitamin E quá liều thì tỷ lệ phát bệnh phải nhập viện tăng gần 20%. Vitamin B 3 giúp giảm lượng cholesterol, giúp ích cho quá trình tuần hoàn máu và hình thành hệ thần kinh. Nhưng với người bệnh đái tháo đường, nếu dùng vitamin B 3 hàng ngày gây tăng đường huyết…

Theo khuyến cáo, khi cần dùng vitamin, mọi người nhất là người đang có bệnh nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Cách tốt nhất để bổ sung vitamin cho cơ thể là thông qua thực phẩm ăn uống hàng ngày.

Theo laodong.com.vn
Tác nhân chính gây đau mắt đỏ tại TPHCM là biến thể virus Coxsackie A24. Ảnh minh họa

'Thủ phạm' gây đau mắt đỏ

GD&TĐ - Biểu hiện thường gặp nhất khi bị đau mắt đỏ do virus Coxsackie A24 là viêm kết mạc xuất huyết, mắt đỏ nhiều, có đốm máu ở phần kết mạc.