Từ những con cá có mùi như nhà vệ sinh công cộng đến pho mát cứng như đá và thậm chí là một chiếc bánh bao nhồi đầu cá, có thể thấy thế giới ẩm thực luôn phong phú và chứa đựng đầy rẫy những món ăn kỳ lạ.
Món ăn mà bạn sắp khám phá sau đây cũng là một trong những món độc lạ như vậy.
Được phát minh vào đầu những năm 2000, bởi một chủ nhà hàng ở thành phố Gia Nghĩa, Đài Loan, cá âm dương hay còn gọi là “cá sống chết” chắc chắn không phải là món ăn dành cho những người yếu tim.
Nó bao gồm cả một con cá, thường là cá chép, có thân đã được nấu chín và phủ nước sốt, nhưng phần đầu của chúng được giữ nguyên để miệng và mắt vẫn cử động trong khi người dùng thưởng thức món ăn.
Cá âm dương bắt đầu xuất hiện trên các tiêu đề tin tức ở Trung Quốc và Đài Loan vào năm 2007, khi những bức ảnh và video về “món ăn độc lạ” này bắt đầu xuất hiện trên internet.
Người ta sớm phát hiện ra rằng món ăn này là sự sáng tạo của một đầu bếp người Đài Loan, người đã phát triển một kỹ thuật đặc biệt để nấu cá nhanh đến mức miệng và mắt của nó vẫn còn co giật khi được phục vụ và phần thân đã được nấu chín.
Đầu tiên, vảy của cá sống được loại bỏ cẩn thận, sau đó đầu của con cá được quấn trong một chiếc khăn có đá viên và thân của nó được nhúng trong chảo đầy dầu nóng và chiên trong khoảng hai phút. Sau đó, cá được cẩn thận đặt trên một chiếc đĩa lớn, phủ nước sốt chua ngọt và phục vụ cho những thực khách có cái bụng khó tính để thưởng thức.
Mặc dù người đầu bếp đảm bảo với mọi người rằng con cá không thực sự sống và việc cử động miệng và mắt của nó chỉ là chứng co thắt thần kinh không kiểm soát được, tuy nhiên món ăn cá âm dương đã bị cấm chế biến ở một số nơi.
Nhưng chỉ vì món ăn được xem là độc lạ bị cấm ở một số nơi cũng không có nghĩa là nó sẽ biến mất hoàn toàn. Cá âm dương đã được chế biến ở Trung Quốc đại lục, nơi nó dường như vẫn được phục vụ cho đến ngày nay.
Một tìm kiếm nhanh trên YouTube đã tiết lộ một vài video cũ về cá âm dương, khi một người thưởng thức món ăn chọc vào con cá để thấy miệng và mang của nó vẫn chuyển động, nhưng cũng có bằng chứng mới cho thấy món ăn này vẫn đang được phục vụ trong một số nhà hàng.