Hình ảnh miệng núi lửa sâu nhất thế giới vừa mới phun trào trong thời gian gần đây |
Vào ngày 6 tháng 4 vừa rồi một robot chuyên lặn dưới lòng đại dương đã tìm thấy một lỗ thông kì lạ, một lỗ thông chứa đầy nhiệt sâu nhất thế giới, các nhà khoa học trên tàu nghiên cứu đã công bố thông tin này.
“Nó giống như là lang thang trên bề mặt của một thế giới khác vậy,” nhà địa hóa học Bramley Murton nhận xét trước giới báo chí.
“Các màu sắc cầu vồng của ngọn tháp khoáng sản và dãy huỳnh quang của thảm vi khuẩn là những thứ tôi chưa hề thấy trước đây bao giờ,” ông Murton nói tại trung tâm Hải Dương học quốc gia.
Việc thích nghi với độ nóng cực đại, bóng tối và điều kiện thiếu oxy là một yếu tố rất lạ của các sinh vật sống xung quanh miệng núi lửa này, chúng giống như ở một hành tinh khác vậy. Nhưng nhóm nghiên cứu vẫn giữ im lặng về các loài sinh vật bí ẩn này cho đến khi họ đã nghiên cứu kỹ lưỡng.
Miệng núi lửa sâu thẳm kia có thể là “một thế giới bị đánh mất” |
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra lỗ thông màu đen chứa nhiệt kia trong một cuộc thám hiểm trên chiếc tàu James Cook.
Nằm trải dài giữa Cuba và Jamaica, khe lõm ở đáy được cho là vết nứt núi lửa sâu nhất và liên tục phun ra thủy nhiệt. Được làm bằng sắt và quặng đồng, miệng núi lửa mới phát hiện sâu hơn nửa dặm (0.8km) so với các núi lửa phát hiện trước đây.
Rãnh Cayman chưa được nối với một khoảng khác của rặng núi giữa đại dương, được hình thành bằng cách tách biệt các mảng kiến tạo. Và như vậy, khe rãnh này sẽ có thể là nhà của một số loài sinh vật độc đáo phát triển tự do trên hòn đảo độc lập, các nhà nghiên cứu nhận xét.
Hoặc miệng núi lửa trên khe rãnh cũng có thể trở thành nhà của các loài sinh vật được tìm thấy giữa Đại Tây Dương như tôm và hải quỳ, kể từ khi vùng biển Caribbean và Đại Tây Dương nối lại với nhau thì những sinh vật giữa hai nơi cũng được kết nối lại.
Câu trả lời phải chờ đợi. “Chúng tôi chỉ mới nghiên cứu sinh vật ở khu vực này và chưa có một hình ảnh đầy đủ về nó,” nhà sinh vật biển Jon Copley nói với hãng tin tức vật lí quốc gia từ tàu James Cook. “ Tiếp theo thì chúng tôi sẽ làm việc nhiều hơn để xem liệu những loại sinh vật này có giống với những loài sinh vật tồn tại ở các miệng núi lửa khác.”
“Nhưng một khi chúng tôi có được kết quả, các miệng núi lửa mới sẽ giúp điều chỉnh vài thông tin về những mẫu sinh vật tại miệng biển sâu,” Copley nói. “Câu trả lời sẽ cho chúng tôi biết về nhiều sinh vật dưới đại dương sâu thẳm nói chung và nhiều đại dương bao la, rộng lớn trên khắp hành tinh.
“Các miệng núi lửa dưới đại dương là một phòng thí nghiệm tự nhiên tuyệt vời giống như hòn đảo trên đất liền của các nhà tự nhiên học ở thế kỉ 19.”
Theo tiêu chuẩn thông thường, cuộc sống không thể tồn tại ở các miệng núi lửa. Khắp mọi nơi trên trái đất, những sinh vật đều phải phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp với năng lượng ánh sáng mặt trời. Còn ở miệng núi lửa thì hoàn toàn tối.
Và trong khi các vùng biển xung quanh chỉ lớn hơn vài độ để không bị đông cứng lại thì tại những lỗ thông núi lửa, độ nóng lên đến 760oF (400oC) và rất nhiều khí Sulfua hydro tồn tại, khí này dĩ nhiên là rất độc đối với bất kì một sinh vật nào. Ngoài ra, áp lực nước ở đây rất lớn nó gần như trọng lượng của một chiếc xe hơi khổng lồ
“Các lỗ thông của núi lửa dưới đại dương sâu thẳm trong một số cấu trúc địa chất có thể cho chúng ta cái nhìn sâu vào điều kiện, trong đó cuộc sống có nguồn gốc của nó,” Copley nhận xét.
“Và trong 30 năm nghiên cứu những lỗ thông của núi lửa cho đến nay, ít nhiều nó đã mở ra trong tâm trí chúng ta về giới hạn có thể có của cuộc sống, cho dù đó là trên trái đất hay trên các hành tinh khác nằm trong hệ mặt trời.”
Hồ Yến Nhi
(Theo Geographic)