Mẹo vệ sinh bình giữ nhiệt không sử dụng hóa chất

GD&TĐ - Bình giữ nhiệt là vật dụng quen thuộc, giúp ích cho cuộc sống. Mùa đông hay mùa hè đều cần đến bình giữ nhiệt, đặc biệt với dân văn phòng.

Mẹo vệ sinh bình giữ nhiệt không sử dụng hóa chất

Tuy nhiên, có một bất tiện là chỉ cần sau thời gian ngắn sử dụng, bình đã bị ám mùi gây khó chịu. Có nhiều nguyên nhân khiến bình giữ nhiệt có mùi hôi và một trong nguyên nhân chính là rửa sạch không đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nếu tình trạng này tiếp diễn, vi khuẩn tích tụ gây nên mùi.

Bên cạnh đó, bình giữ nhiệt có mùi cũng có thể do lớp ruột hoặc vỏ bình bị rỉ sét mà mắt thường có thể không thấy.

Tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh bình giữ nhiệt để tránh ăn mòn, hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy tham khảo những cách khử mùi bình giữ nhiệt không dùng hóa chất sau đây để bạn tự tin khi sử dụng nhé.

Dùng sữa

Sữa là một thức uống quen thuộc, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe ngoài ra, sữa còn là một nguyên liệu khử mùi bình giữ nhiệt rất hiệu quả.

Đầu tiên, bạn hãy rửa bình bằng nước rửa chén. Cho 2 muỗng sữa tươi vào bình, vặn nắp và lắc đều trong khoảng 1 phút. Đổ sữa ra và rửa lại bằng nước sạch, trả lại bình giữ nhiệt sạch mùi.

Dùng vỏ cam

Vỏ cam tươi được ứng dụng vào nhiều sản phẩm khử mùi như: Nến thơm, tinh dầu,... và nó cũng có tác dụng khử mùi bình giữ nhiệt hiệu quả.

Rửa bình bằng nước rửa chén, tráng sạch rồi cho một ít vỏ cam tươi vào bình và để im trong 4 tiếng. Sau đó, đổ vỏ cam ra ngoài và rửa lại bình bằng nước.

Dùng chanh

Chanh là một trong những loại quả quen thuộc, không thể thiếu đối với người nội trợ. Đây là loại quả chứa nhiều axit nên thường được dùng để khử mùi và diệt khuẩn. Do đó, dùng chanh để khử mùi bình giữ nhiệt sẽ rất hiệu quả và an toàn.

Rửa bình thật sạch bằng nước ấm. Bổ đôi 1 quả chanh, vắt lấy nước cốt pha với nước ấm rồi ngâm bình trong vòng 1 giờ. Ngâm xong, bạn đổ nước đi và rửa lại bằng nước sạch.

Dùng giấy báo cũ

Giấy báo còn có tác dụng khử mùi cho bình giữ nhiệt. Để khử mùi bằng giấy báo, bạn hãy thực hiện các bước sau.

 Lấy một ít giấy báo, xé thành miếng nhỏ rồi vò nhàu, cho chúng vào bình giữ nhiệt, đậy nắp để nguyên từ 2 - 3 ngày rồi bỏ giấy báo trong bình ra, rửa sạch bình bằng nước ấm. Lúc này sẽ có một chiếc bình giữ nhiệt sạch mùi.

Dùng bã cà phê

Bã cà phê thường được sử dụng để khử mùi hiệu quả. Sử dụng bã cà phê khử mùi bình giữ nhiệt không chỉ làm sạch mùi mà còn để lại mùi thơm thoang thoảng, dễ chịu.

Cho khoảng 4 muỗng bã cà phê vào bình giữ nhiệt, đổ nước vào và xúc đều. Ngâm khoảng 30 phút. Bạn đổ hỗn hợp bã cà phê ra ngoài, rửa bình sạch lại bằng nước ấm.

Dùng baking soda và vỏ trứng

Baking soda kết hợp với vỏ trứng cũng tạo thành một hỗn hợp khử mùi bình giữ nhiệt hiệu quả.

Sử dụng vài vỏ trứng gà luộc vò nát rồi cho hết vào bình. Thêm vào đó 1 ít nước cùng với 1 ít baking soda, đậy nắp và lắc mạnh. Đổ hỗn hợp ra ngoài và rửa lại bằng nước sạch.

Dùng trà xanh

Bã trà xanh, lá trà xanh tươi hoặc khô để khử mùi bình giữ nhiệt rất tốt. Trong trà xanh có chứa nhiều tinh dầu vì thế chúng có khả năng làm sạch mùi hiệu quả.

Cho 2 - 3 muỗng canh trà xanh hoặc 3 - 4 lá trà xanh tươi vò nhẹ rồi cho vào bình. Cho nước ấm vào bình và đậy nắp kín trong vòng 30 phút thì rửa bằng nước sạch. 

Dùng giấm ăn

Ngoài việc sử dụng trong nấu ăn, giấm còn có thể khử mùi bình giữ nhiệt hiệu quả vì tính axit có trong nó. Rửa sơ bình giữ nhiệt bằng nước ấm. Cho 2 muỗng giấm pha với nước ấm cho vào bình lắc đều, để ngâm trong 1 tiếng. Rửa lại bình bằng nước ấm thật sạch.

Theo wikihow

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.