Son nào cũng có chì vì chì là một thành phần giúp son bám chặt môi, tuy nhiên để đảm bảo đôi môi bị thâm đen, biến dạng, phải có những biết cách chọn dòng son chất lượng, có độ chì vừa phải.
Cách nhận biết son có chì: Đầu tiên thử bằng nước, nếu đánh son trên mu bàn tay, sau đó nếu lấy tay chà mạnh thấy son có thể hòa tan trong nước đó là loại son nên dùng.
Nếu khi uống nước, son bám quanh thành cốc, lấy giấy lau không sạch, thì son đó đã bị trộn vào một lượng chất hóa học có nguồn gốc từ dầu động vật. Dầu động vật bám rất chặt khi tiếp xúc với đồ sứ, đồ thủy tinh, có tác dụng tạo độ bóng cho son.
Lấy một mẩu son nhỏ, thả vào một cốc nước lọc, nếu mẫu son nổi lên trên mặt nước thì lượng chì ít, còn nếu son bị chìm xuống đáy cốc chắc chắn có chì rất lớn, gây độc đến sức khỏe người dùng.
Một cách nhận biết son có chì đơn giản khác là cho một chút son lên tay rồi dùng vàng chà xát. Nếu son chuyển sang màu đen, sẫm, thì hàm lượng chì trong son quá cao, nếu chỉ hơi chuyển sang màu sẫm thì lượng chì ít có thể chấp nhận được.
cơ bản nhất là khi mua son, mọi người nên chọn những dòng sản phẩm có uy tín, thương hiệu và đặc biệt tránh mua phải hàng fake (giả), vì trong những thỏi son này chứa chì cao, công đoạn làm cũng mất vệ sinh, có thể làm môi bị biến dạng.
Cách dùng son để không bị thâm môi và những lưu ý khi tô son để có một đôi môi đẹp:
Trước khi tô son, hãy lấy một chút mật ong hoặc dầu dừa bôi một lớp lên môi, để cho khô, sau đó lấy son bôi bình thường, khi đó môi đã có một lớp bảo vệ khỏi son chì, vừa dường môi, vừa không bị độc hại.
Chọn những thỏi son dưỡng không màu, vì trong những loại son này chứa rất ít chỉ, tô trước khi sử dụng son lì, để tránh tiếp xúc chì trực tiếp lên môi.
Sau một ngày tô son, muốn lấy đi lượng chì trên môi, hãy lấy vài giọt chanh chấm vào môi rồi rửa sạch, lượng chì bị chanh ăn mòn, khiến đôi môi mềm mại.
Trước khi bôi son, lấy bàn chải đánh răng chà nhẹ lên môi, nhằm tẩy tế bào chết khiến đôi môi hồng hơn.
Khi thoa son, hãy cười hở răng để môi được căng. Đây cũng là cách dễ dàng tô son hơn.
Những lưu ý khi tô son
Với đôi môi mỏng, hãy chọn son màu hồng cam, hồng đào, hồng phớt. Nếu có đôi môi đầy đặn, son màu rực rỡ, đỏ sẽ giúp quyến rũ hơn. Với đôi môi sậm màu thì nên dùng son có ánh kim.
Để son lâu trôi, sau khi tô son, hãy mím môi vào tờ giấy ăn, sau đó tô lượt son thứ hai. Điều này giúp son có độ bám chắc hơn, đều màu và lâu trôi.
Nếu muốn đôi môi có vẻ đẹp tự nhiên, không nên tô son lên cả hai môi, mà chỉ nên tô son lên môi dưới. Sau đó mím chặt môi lại để son bám vào môi trên rồi dùng cọ hoặc ngón tay sửa lại những chỗ chưa đều màu.
Tốt nhất là nên dùng chổi, cọ để tô son vì có thể giúp tô son được ở các khóe môi, những góc cạnh.
Theo TS.BS Nguyễn Hữu Sáu, Phó trưởng khoa laser - phẫu thuật (Bệnh viện Da liễu TƯ) cho biết, chì trong son có tác dụng làm mềm, dẻo thỏi son.
Việc sử dụng son có chì tuy không biểu hiện ngay nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Chì vào cơ thể theo đường hô hấp và tiêu hoá. Nhiễm độc cấp tính có thể gây nôn, tiêu chảy.
Lâu dài, người dùng dễ mắc các bệnh về răng lợi, thậm chí tích luỹ lâu ngày ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như thần kinh, máu, dạ dày - đường ruột, tim mạch và thận.