Mẹo làm tiêu tan ấm ức buồn phiền trong cuộc sống gia đình

Tôi 34 tuổi, chồng 37 tuổi, lấy nhau được 5 năm. Từ khi quen rồi đến khi lấy nhau đều xảy ra cãi cọ. Chồng tôi hay để ý, không hài lòng là chửi ầm cả chung cư....

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tôi hiện chưa xin được việc làm và đang theo học liên thông. Chồng tôi đi làm ổn định nhưng có chút bất công ở công sở nên chồng cũng buồn bực. Tính anh hay gắt gỏng. Tôi chưa đi làm, tôi rất áp lực. 

Tôi cũng chịu nhiều tổn thương từ mẹ chồng và chồng nên tôi rất buồn chán. Tôi có ý định xuống tóc đi theo con đường tu hành để tâm được tĩnh lại. Nếu tôi không chọn con đường tu hành, vẫn tiếp tục chung sống thì phải làm như thế nào để bớt ấm ức muộn phiền. Chúng tôi có hai bé gái sinh đôi đã 4 tuổi. Mong chuyên gia tư vấn giùm. Tôi chân thành cảm ơn. (Trân)

1-7911-1424750371.jpg

Ảnh: nicolenenninger.com

Trả lời:

Có hai cách cơ bản để thay đổi trạng thái tâm lý, đó là điều chỉnh nội tâm bên trong và thay đổi hoàn cảnh bên ngoài. Thay đổi nội tâm bên trong là cách chủ động thay đổi tâm lý bằng cách tự rào chắn nội tâm để cho hoàn cảnh bên ngoài không tác động, sau đó đưa tâm lý tích cực thay đổi tâm lý tiêu cực phù hợp với cuộc sống của mình. Cách khác là dùng năng lực của bản thân làm cho hoàn cảnh bên ngoài thay đổi theo ý mình.

Với bạn, “từ khi quen rồi đến khi lấy nhau đều xảy ra cãi cọ” thì phải xem lại nội tâm bạn đã biết cách lựa ý chồng chưa. Cãi cọ có nguyên nhân từ bản thân mình chỉ muốn điều chỉnh người khác trong khi người khác cũng muốn dùng lời nói của mình nhằm điều chỉnh ngược lại, và cuối cùng thì không ai chịu ai.

 Bạn biết “chồng bạn hay để ý” thì bạn tự điều chỉnh mình cho phù hợp theo ý chồng bạn, lúc đó sẽ được chồng yêu thương; nếu không làm tốt mà ngược lại sẽ dẫn đến sự không hài lòng và chửi ầm ĩ. 

Sống trong chung cư mà anh ấy chửi ầm ĩ cho thấy anh là người không biết nể sợ ai. Gặp người không biết nể sợ ai thì mình nể sợ họ sẽ tránh được sự phức tạp; nếu mình cũng không biết nể sợ ai thì phức tạp sẽ xảy ra.

Bạn thấy chồng bạn có những buồn bực ở công sở mà bạn lại không là người lắng nghe chồng bạn nói sẽ dẫn tới ức chế nặng và ngày càng nặng hơn, dễ cáu gắt hơn. 

Cái khó của bạn là bạn chưa đi làm, như vậy kinh tế gia đình chồng bạn phải gánh cả. Đây là áp lực với chồng bạn, còn với bạn chưa đi làm sẽ dẫn đến “nhàn cư vi bất thiện” dễ suy nghĩ không đúng mức.

Bạn lại “muốn xuống tóc đi theo con đường tu hành” là một suy nghĩ sai lầm. Bạn cần phải có trách nhiệm với hai đứa con của bạn. Không thể bỏ con đấy để mà đi tu. Nhất là việc đối với mẹ chồng, bạn cần tế nhị và tôn trọng. 

Khi bạn tôn trọng mẹ chồng, người mẹ sẽ đem lại cho bạn niềm tin và niềm vui; trái lại, nếu bạn hiềm khích với mẹ chồng thì tâm trí bạn sẽ bị áp lực nặng nề.

Bạn cần tìm cho mình việc làm để tạo ra kinh tế giúp đỡ gia đình, từ công việc cuốn hút bạn sẽ giúp bạn giải phóng ấm ức, phiền muộn. Khi bạn có việc làm, mọi người sẽ tôn trọng bạn nhiều hơn. 

Khi bạn chưa tìm được việc làm, bạn suy nghĩ về sự cố gắng của chồng lo cuộc sống cho cả gia đình như vậy là quá sức, từ tình thương này sẽ tác động đến chồng bạn và làm cho chồng bạn thương vợ con hơn. 

Mặt khác, bạn tự thấy bạn là người may mắn nhờ người chồng đảm đang lo kinh tế, lại còn lo cho bạn đi học liên thông nữa. Hãy suy nghĩ tích cực bạn sẽ giải phóng được tâm trạng hiện nay.

 Chúc vui vẻ.

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ