Mẹo hữu ích giúp con cái yêu thương, hòa thuận với nhau

GD&TĐ - Chỉ cần cha mẹ cố gắng tạo nhiều cơ hội giúp vun đắp tình thân giữa con cái thì bầu không khí gia đình sẽ hòa thuận, đầm ấm.

Dù trong một cuộc họp gia đình hay một cuộc trò chuyện thân mật, hãy bày tỏ mong muốn của bạn để đứa trẻ lớn dành thời gian cho anh chị em của mình. (Ảnh: ITN).
Dù trong một cuộc họp gia đình hay một cuộc trò chuyện thân mật, hãy bày tỏ mong muốn của bạn để đứa trẻ lớn dành thời gian cho anh chị em của mình. (Ảnh: ITN).

Hãy để đứa trẻ lớn nhận ra những mong đợi của bạn

Dù trong một cuộc họp gia đình hay một cuộc trò chuyện thân mật, hãy bày tỏ mong muốn của bạn để đứa trẻ lớn dành thời gian cho anh chị em của mình.

Marilyn Every, một bà mẹ ở Seattle cho biết: “Tôi đã yêu cầu những đứa con lớn của mình tặng cho tôi một món quà đặc biệt: một giờ chơi đùa với đứa em nhỏ”.

Hãy chắc chắn rằng bạn dành đủ sự quan tâm cho đứa con lớn

2. Hay danh chut thoi gian.jpg
Hãy dành chút thời gian và nói chuyện với tất cả các con về những gì chúng thích làm riêng cũng như những gì chúng thích làm cùng nhau.

Adele Faber và Elaine Mazlish viết trong cuốn sách “Anh chị em không có sự cạnh tranh” rằng: “Rất có thể, sau khi Johnny đã có người bạn của riêng mình, thằng bé sẽ có thái độ rộng lượng hơn với anh chị em trong nhà”.

Erika Gardner, một bà mẹ sống tại Seattle đã sử dụng chiến thuật này để khuyến khích đứa con lớn chơi với em gái mình. Cô nói: “Tôi luôn bày tỏ rằng tôi thực sự rất tự hào về con, vì vậy tôi truyền cảm hứng để con thích chơi với các em hơn.”

Tạo điều kiện cho các con vui chơi bên ngoài

Marni Campbell, hiệu trưởng một trường trung học và là mẹ của ba đứa con ở Seattle, khuyến nghị các bậc cha mẹ “không nên ưu tiên giao tiếp xã hội ngang hàng, chẳng hạn như các lớp học, trại vui chơi ban ngày... hoặc chỉ cho con cái của họ đi chơi cùng nhau".

Hãy sẵn sàng chỉ cho các con cách cùng nhau tận hưởng những trò chơi không có cấu trúc. Nếu bạn yêu cầu một đứa trẻ lớn hơn đưa em trai của mình ra ngoài chơi bóng đá, điều đó nghe có vẻ nhàm chán. Nhưng nếu bạn cũng tham gia và giúp chúng bắt đầu cuộc chơi thì ý tưởng đó đột nhiên trở thành một sự kiện thú vị.

Thực tế là bọn trẻ sẽ không thể chơi cùng nhau một cách thân thiện trừ khi bạn dạy chúng cách chơi. Bạn thậm chí có thể cần cung cấp cho trẻ lớn hơn một danh sách các hoạt động thú vị.

Đừng ép buộc quá nhiều sự gắn kết giữa bọn trẻ

3. Thuc te la bon tre.jpg
Thực tế là bọn trẻ sẽ không thể chơi cùng nhau một cách thân thiện trừ khi bạn dạy chúng cách chơi.

Khuyến khích bọn trẻ chơi đùa khi con lớn của bạn đang vui vẻ và không bận tâm đến việc khác. Sau đó quan sát những dấu hiệu cho thấy bọn trẻ đã ăn uống đủ.

Jennie Stanfield, một bà mẹ hai con ở Seattle, nói: “Đứa lớn của tôi thường cho tôi biết khi nào thì nó muốn ở một mình vì khi đó nó dễ nản chí, khó gần với em mình và dễ cáu kỉnh hơn”.

Khi xa nhau đủ thời gian, anh chị em một nhà thậm chí có thể bắt đầu có thiện cảm với nhau nhiều hơn.

Ngoài ra, thi thoảng, cha mẹ nên chọn điều gì đó thú vị để cả nhà có cơ hội quây quần bên nhau, ví dụ như đọc sách cùng nhau hoặc tăng thêm vài phút vui chơi.

Hãy tiếp tục dành khoảng thời gian đặc biệt này bên nhau sau khi một thành viên mới chào đời. Điều này sẽ giúp trấn an tâm lý những đứa con lớn đồng thời khiến chúng bớt ghen tị hơn.

Đảm bảo mọi người đều được lắng nghe

Bạn có thể dễ dàng lựa chọn các hoạt động mà những đứa con nhỏ thích để cố gắng giữ hòa khí trong gia đình. Nhưng điều đó thường khiến những đứa con lớn cảm thấy như thể sở thích của mình không quan trọng và khiến chúng ngày càng bực bội.

Thay vào đó, hãy dành chút thời gian và nói chuyện với tất cả các con về những gì chúng thích làm riêng cũng như những gì chúng thích làm cùng nhau.

Ví dụ, một đứa trẻ thích bơi lội trong khi đứa kia thích trò chơi điện tử và chụp ảnh. Trong tình huống này, bạn nên khuyên chúng chơi một trò chơi cùng một lúc, sau đó đi ra ngoài để vận động và thử những trò chơi thú vị khác.

Nếu khó tìm thấy sự trùng lặp về sở thích của các con, hãy lập kế hoạch chuyển đổi giữa các hoạt động, sử dụng đồng hồ bấm giờ để hoạt động luôn công bằng với các con.

Theo parentmap.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.