Máy trợ thở không thay thế được máy thở

Máy trợ thở không thay thế được máy thở

3 tháng tới sẽ sản xuất 10.000 máy trợ thở

Trong tình hình diễn biến dịch Covid-19 phức tạp hiện nay, GS Trần Văn Thọ - Việt kiều tại Nhật Bản và hiện là thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ đã kết nối với GS Trần Ngọc Phúc - Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản và hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty Metran, đơn vị chuyên sản xuất máy trợ thở cho người bị bệnh về đường hô hấp cho Nhật Bản, Việt Nam và nhiều nước khác.

Theo GS Trần Văn Thọ, GS Trần Ngọc Phúc đã quyết định chuyển giao công nghệ và hỗ trợ sản xuất máy trợ thở loại nhỏ cho Việt Nam chống dịch Covid-19. “Trước mắt, chúng ta sẽ sản xuất 2.000 chiếc và sẽ tăng lên 10.000 trong vòng 3 tháng tới. Trên thế giới, nước nào cũng thiếu loại máy này nên song song với đáp ứng nhu cầu trong nước, có thể phát triển thành công nghiệp xuất khẩu máy y tế”, ông Thọ nói trên các phương tiện truyền thông.

Tại Việt Nam, với hơn 200 ca mắc Covid-19, hiện chưa xảy ra tình trạng thiếu máy thở. Trao đổi với báo chí trước đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, hiện cả nước có khoảng gần 4.000 máy thở. Nếu trong trường hợp xảy ra ở cấp độ từ 3.000 người thì Việt Nam hoàn toàn có thể chủ động được với số lượng máy thở và các trang thiết bị để theo dõi điều trị cho người bệnh.

Máy trợ thở có nhiều loại, có giá từ vài chục triệu đến vài trăm triệu. Trong khi máy thở thì đắt hơn rất nhiều. Hiện nay, các bệnh viện trong nước chủ yếu nhập khẩu các thiết bị này từ nước ngoài trong đó có các loại máy thở, chưa tự sản xuất được. Tuy nhiên cần phân biệt, khoảng 4.000 máy thở Việt Nam hiện có khác với máy thở GS Thọ đề cập tới. Loại máy thở được GS Thọ nhắc tới thực chất là máy trợ thở, máy thở không xâm nhập, máy thở cao tần. Đây là một dạng máy giúp thở không xâm lấn, nghĩa là người dùng không phải đặt ống nội khí quản. 4.000 máy thở Việt Nam có là máy thở xâm nhập.

Virus vẫn phát tán qua máy trợ thở?

BS Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết, điều trị Covid-19, bảo đảm oxy cho bệnh nhân là một trong những yếu tố quyết định sự sống và cái chết, với nhiều biện pháp bao gồm liệu pháp oxy thông thường, liệu pháp oxy áp lực cao, thông khí không xâm lấn, thông khí xâm lấn, ECMO và các biện pháp liên quan khác. Phiên bản 4 “Phác đồ chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi do virus Corona chủng mới” đã hướng dẫn điều trị các trường hợp nặng và nguy kịch bệnh nhân cần được hỗ trợ hô hấp sớm.

Hiểu theo cách đơn giản là: Khi bệnh nhân khó thở, ngay lập tức sử dụng máy trợ thở 2 tiếng, nếu không cải thiện chuyển sang máy thở, phác đồ nhấn mạnh máy thở là phương tiện chính. “Nhưng theo tôi được biết, máy trợ thở sẽ đưa đến mũi của bệnh nhân một luồng không khí đủ oxy với áp lực cao, người bệnh cũng phải thở ra với một áp lực cao tương ứng theo máy, trong khi mặt nạ chùm lên mũi không chắc chắn bảo đảm kín (do sự gồ ghề của khuôn mặt, do bệnh nhân móm, do rách mặt nạ), làm cho virus dễ phát tán ra môi trường bên ngoài, có thể gây tình trạng lây nhiễm chéo, đặc biệt là nguy cơ nhiễm bệnh cho nhân viên y tế. Để hạn chế lây nhiễm chéo, bệnh nhân Covid-19 khi dùng máy trợ thở, cần thiết phải nằm trong buồng điều trị áp lực âm, đồng thời tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc chống nhiễm khuẩn”, BS Trần Văn Phúc nhận định.

Máy thở là máy đẩy không khí vào và hút không khí ra khỏi phổi, không khí luôn nằm trong một ống khí, luồng khí vào và ra luôn được lọc các tác nhân gây bệnh trong đó có virus.

Máy trợ thở đơn giản hơn nhiều. Cả hai phiên bản máy trợ thở: Tại bệnh viện và sử dụng tại nhà, đều sử dụng nguyên lý tạo áp suất cao để đẩy không khí vào đường thở. Thường là thông qua mặt nạ trùm lên mũi. Máy áp lực đường thở dương liên tục, được gọi là CPAP, cung cấp luồng không khí liên tục ở áp suất không đổi.

Còn thêm các loại máy khác tiên tiến hơn, ví dụ như BiPAP. Máy này tăng áp suất để đẩy không khí vào. Nhưng sau đó giảm áp suất để cho phép không khí được thở ra. Máy trợ thở loại này cũng lọc không khí vào và ra, lọc hết tác nhân gây bệnh, trong đó có virus.

Tuy nhiên, máy trợ thở loại này kết nối với bệnh nhân bằng mặt nạ úp lên mũi. Nó không bảo đảm đủ kín. Vì thế, nó có thể bơm virus vào môi trường xung quanh. Nó có nguy cơ làm cho bệnh nhân khác bị nhiễm virus, nhân viên y tế cũng có thể bị nhiễm.

Thực tế, ở các bệnh viện, máy trợ thở CPAP hay BiPAP chỉ dùng với những bệnh nhân suy hô hấp nhẹ, bệnh nhân cai máy thở. Khi không có dịch bệnh, số lượng máy thở đủ dùng, trong trường hợp trợ thở không xâm lấn, các bác sĩ vẫn có thể dùng máy thở. Vì thế mà nhiều bệnh viện đã không mua máy trợ thở để tránh lãng phí.

“Trong tình hình đại dịch Covid-19 bùng phát ở Mỹ, nhiều bệnh viện đang thiếu máy thở trầm trọng, một số bác sĩ nảy sinh sáng kiến, dùng máy trợ thở nhưng bỏ mặt nạ, kết nối ống của máy trợ thở với ống nội khí quản. Tôi cho rằng, đây là một sáng kiến rất có giá trị, bởi về nguyên tắc thì máy trợ thở vẫn cung cấp đủ oxy, nếu bỏ mặt nạ đi sẽ tạo hệ thống kín khắc phục tình trạng virus bị bơm vào không khí”, BS Trần Văn Phúc cho biết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.
Có vẻ như ung thư đang phát triển nhanh hơn và nguy hiểm hơn trước đây. (Ảnh: ITN)

Lý do ung thư ngày càng trẻ hóa

GD&TĐ - Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.