Mây trên sao Kim có thể chứa sự sống ngoài hành tinh

GD&TĐ - Những vết tối của mây sao Kim gồm axit sunfuric và hạt hấp thụ ánh sáng có thể là bằng chứng về vi sinh vật ngoài hành tinh.

Mây trên sao Kim có thể chứa sự sống ngoài hành tinh

Một nghiên cứu mới chỉ ra những đám mây trên sao Kim có khả năng chứa vi sinh vật ngoài hành tinh. Các nhà khoa học từng bàn luận về vấn đề này suốt nhiều thập kỷ với những nghiên cứu cho thấy các đặc điểm hóa học, vật lý, hay áp suất và nhiệt độ ôn hòa trên hành tinh có thể giúp sự sống tồn tại.

Nhóm nghiên cứu chú ý đến những vết tối của mây sao Kim được cấu tạo chủ yếu từ axit sunfuric và các hạt hấp thụ ánh sáng tương tự trên Trái Đất.

Họ đưa ra giả thuyết những vết tối này có thể giống như các vùng tảo sinh sản trong các hồ nước, với việc các hạt trong vết tối mang những nét giống vi khuẩn Trái Đất.

Các nhà khoa học tin rằng điều này sẽ khiến sao Kim trở nên quan trọng trong cuộc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh. Tuy nhiên, họ cần lấy mẫu và kiểm tra những đám mây sao Kim trước.

"Để nắm chắc, chúng ta cần đến đó và lấy mẫu những đám mây. Sao Kim có thể là một chương mới thú vị trong hành trình khám phá sinh học vũ trụ", nhà hóa sinh Rakesh Mogul tại Đại học Bách khoa California, đồng tác giả nghiên cứu, nhận xét.

NASA cũng dự định phóng Vệ tinh Khảo sát Hành tinh ngoài hệ Mặt Trời (TESS) để tìm kiếm ngoại hành tinh và có thể giúp trả lời câu hỏi về sự tồn tại của những hành tinh khác giống Trái Đất trong tháng này.

"Tôi nghĩ trong thế kỷ này chúng ta sẽ tìm ra sự sống ngoài Trái Đất", nhà thiên văn Jill Tarter chia sẻ tại một hội nghị của Học viện Công nghệ Florida.

Theo VnExpress/Newsweek

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ