|
Máy bay không người lái tàng hình Lợi Kiếm của Trung Quốc. |
Sau khi máy bay không người lái tàng hình đầu tiên của Trung Quốc, Lợi Kiếm, hoàn thành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên hồi tháng 11, trang tin quốc phòng Military Parade tại Mátxcơva khẳng định rằng Lợi Kiếm thực chất sao chép một thiết kế của Nga.
Chuyến bay thử kéo dài 20 phút của Lợi Kiếm, do Tập đoàn máy bay Shenyang và Tập đoàn công nghiệp hàng không Hongdu hợp tác chế tạo, diễn ra tại một trung tâm thử nghiệm bí mật ở tây nam Trung Quốc, Thời báo Hoàn Cầu cho biết. Các bức ảnh của Lợi Kiếm lần đầu tiên xuất hiện trên một trang web quân sự Trung Quốc hồi tháng 5 năm nay. Trang Strategy Page tại Mỹ đưa tin rằng quân đội Trung Quốc có thể công bố các bức ảnh để chứng minh sức mạnh quân sự của nước này.
Trung Quốc đang dần bắt kịp với Mỹ và Israel trong việc phát triển các máy bay không người lái (UAV), theo tạp chí Aviation Week tại Mỹ. Sau Lợi Kiếm, Wing Loong và CH-4, tạp chí khẳng định Bắc Kinh có thể thiết kế và chế tạo các loại máy bay do thám khác nhau, trong đó có các UAV nhỏ phóng bằng tay và các máy bay do thám tầm xa lớn hơn.
Tuy nhiên, Military Parade khẳng định Trung Quốc đã sao chép thiết kế máy bay do thám Mikoyan Skat của Nga. Trang này cho hay, Lợi Kiếm có thể sử dụng RD-93, một phiên bản nâng cấp của động cơ Klimov RD-93 được trang bị cho Skat, vì RD-33 được sử dụng rộng rãi trong các máy bay do Tập đoàn không nghiệp hàng không của Trung Quốc( AVIC) phát triển.
Huang Jun, một giáo sư tại, Đại học hàng không và du hành vũ trụ Bắc Kinh, đã bác bỏ các cáo buộc rằng Bắc Kinh đánh cắp công nghệ của Nga để phát triển Lợi Kiếm. Ông Huang cho hay máy bay do thám của Trung Quốc có thể giống máy bay do thám hải quân X47-B của Nga và Skat, nhưng nói thêm rằng tất cả các UAV trên thế giới đều được thiết kế như vậy.
Theo Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) tại London, Trung Quốc hiện có chưa tới 300 UAV, trong khi Mỹ có 678 chiếc.
Theo An Bình
Dân Trí