Mất vệ sinh, rước "tay chân miệng"

Mất vệ sinh, rước "tay chân miệng"

(GD&TĐ) - Tay chân miệng là bệnh do virus đường ruột gây ra, lây chủ yếu qua đường tiêu hóa. Để phòng ngừa căn bệnh này, không có cách nào khác là cần giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ và người chăm sóc trẻ, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi của trẻ. Thế nhưng, hai câu chuyện dưới đây cho thấy, việc thực hành những nguyên tắc vệ sinh tối thiểu vẫn còn là điều xa lạ với nhiều người.

1. Chị Thúy Hằng (phố Lê Lợi, Hà Đông, Hà Nội) bức xúc cho biết: Chị đã hết cách trong việc cố gắng thay đổi thói quen vệ sinh của mẹ chồng. Chả là hơn 2 tháng nay, mẹ chồng chị đến chăm cháu giúp vợ chồng chị. Thế nhưng, dù chị đã nhắc nhở nhiều lần, bà vẫn không bao giờ rửa tay bằng xà phòng sau khi thay bỉm hay làm vệ sinh cho bé Bống. Có lần, chị Hằng đã suýt phát khóc vì thấy mẹ chồng vừa rửa ráy cho cháu xong (sau khi cháu đi tiêu), không hề rửa tay lại, đã cầm ngay bát cháo xúc cho cháu ăn. Lần ấy, dù muộn giờ họp, chị vẫn phải nán lại nhà và tìm cách nói khéo để mẹ chồng nhường việc cho Bống ăn lại cho mình.

Thế nhưng, chị Hằng không thể ở nhà mãi để canh mẹ chồng. Chị cũng bất lực không “cải tạo” được thói quen mất vệ sinh của mẹ chồng mặc dù đã thử hết cách như nhờ chồng tỉ tê, hay cố tình kể với bà về những căn bệnh khủng khiếp phát sinh từ thói quen mất vệ sinh... Thậm chí, có lần chị in về cho bà một tập tài liệu nói về căn bệnh tay chân miệng và cách phòng ngừa. Nhiều lúc, chị nhờ chồng vệ sinh cho con rồi nhắc to “Anh nhớ rửa tay xà phòng nhé”. Tuy vậy, không rõ vì lý do gì mà mẹ chồng chị Hằng vẫn một mình một kiểu.

Chị Hằng than vãn: Nếu là bố mẹ, anh chị ruột của mình thì mình sẵn sàng bày tỏ thái độ không hài lòng khi thấy bà mất vệ sinh như vậy. Nhưng với mẹ chồng, nếu không khéo là mình bị mang tiếng ngay. Rồi bà sẽ giận dỗi, đòi về... Giờ mình chỉ mong con sớm cứng cáp để mình mang con đi gửi trẻ.

2. Khác với mẹ chồng chị Hằng, bà Ngát – mẹ đẻ chị Dịu (E4 – Trung Kính – Hà Nội) khi được con gái yêu cầu phải rửa tay sạch sẽ sau khi làm vệ sinh cho cháu, trước khi cho cháu ăn..., bà chấp hành rất nghiêm chỉnh. Khi giúp việc nhà chị Dịu về quê đột xuất, chị quyết định nhờ mẹ đến trông con cho chị một thời gian. Nghĩ bà sạch sẽ, lại là mẹ đẻ của mình, nên chị Dịu rất yên tâm khi giao con cho bà trông. Thế nhưng, hôm nào về nhà, chị Dịu cũng thấy nhà cửa lanh tanh bành, đồ chơi của con vứt chỏng chơ cả trên sàn tầng 1 (vốn là nơi để xe, hàng ngày chỉ quét qua). Mỗi lần như thế, chị Dịu lại đem đồ chơi của con đi rửa sạch sẽ.

Nhưng rồi một hôm về sớm, chị tá hỏa khi chứng kiến cu Bi, con chị, bò lổm ngổm trên sàn tầng 1, bốc đồ chơi cho vào miệng. Bà Ngát thì làm gì đó trong nhà vệ sinh. Khi chị Dịu trách mẹ sao lại để cho cháu ngậm đồ chơi bẩn, bò ra chỗ mất vệ sinh, bà Ngát chép miệng: “Ngày xưa chị còn bẩn hơn nó mà giờ vẫn lớn thế này đấy thôi!”.

Thế mới biết, việc xóa bỏ một thói quen cũ, thiết lập một thói quen mới rất khó khăn, nhất là khi mọi người chưa ý thức được tầm quan trọng của thói quen mới đó trong đó có việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng.

Tiến sĩ Trần Minh Điển – Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo, cần chủ động phòng bệnh tay chân miệng bằng cách giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt); Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà; Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn...

Hoài Thu

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.